Tối nay, chở Bí qua thăm trại của chị Bầu. Bí chưa được đi trại lần nào nên háo hức lắm. Nhìn thấy các anh chị nhảy lửa trại, Bí cứ đòi mẹ cho con ở lại với lớp chị Bầu, mẹ cứ phải giục mãi Bí mới chịu rời chị ra để về cùng mẹ. Nhìn tụi nhóc lóng ngóng như gà công nghiệp với đời sống ở trại, cái gì cũng thuê chứ không tự làm được, kể cả cơm cũng có người đem đến cho ăn, mình lại nhớ đến những lần đi cắm trại lúc còn bé. Hồi mình đi học, nhà ai cũng nghèo. Mỗi lần đi cắm trại là phải chạy đôn chạy đáo mượn đủ thứ từ vải lều, cọc đến dây thừng. Không tìm được cọc, mình phải tự kiếm tre vót chứ làm gì có tiền mà mua. Mỗi đứa xúc theo hai lon gạo, bó củi nhỏ, rồi soong nồi, thùng gánh nước lỉnh kỉnh. Vậy mà vui.
Đến đất trại là chia nhau đóng cọc, giăng lều, ai làm nhanh và trang trí trại đẹp thì được thưởng. Vụ cắm lều và trang trí thường được giao cho mấy đứa con trai. Còn mình và mấy đứa con gái thì đi chợ, nấu ăn cho cả lớp. Trong khi chờ tiếp phẩm, tụi con trai đào hố, bắc mấy viên gạch làm bếp nấu cơm. Thức ăn cho cả lớp chỉ là một nồi canh bí thật to, rau muống xào và cá kho mặn. Vậy mà cả lớp ăn sạch sành sanh. Cơm cháy cũng vét hết. Đi trại lần nào cũng vậy, hễ ăn chậm là đói. Ăn xong ngả nồi ra mà gõ và hát, hát say sưa. Buổi tối, lửa trại được đốt lên. Những màn hóa trang với áo quần bằng lá cây, mặt bôi đầy lọ nghẹ và nhảy múa tưng bừng luôn được tất cả ưa thích. Tàn lửa trại, đứa nào đứa nấy mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng vẫn ko chịu ngủ. Mấy đứa con trai gảy guitar, đám con gái ngồi quanh cứ hát suốt đêm. Mà phải công nhận là con trai Hội An chơi guitar rất có hồn. Mình biết nhiều bài hát cũng là nhờ những dịp này.
Bây giờ cuộc sống khá hơn, điều kiện tốt hơn, nhưng dường như đám trẻ ít có thú vui sống cộng đồng như mình ngày trước. Thỉnh thoảng mới được đi trại, nhưng mọi thứ đều có sẵn, không phải động tay động chân làm gì, ko biết như vậy thì tốt hơn hay như ngày xưa của mình tốt hơn. Cái này thì chịu.
-----------------------------
Các comments (14)
"Bây giờ cuộc sống khá hơn, điều kiện tốt hơn, nhưng dường như đám trẻ ít có thú vui sống cộng đồng như mình ngày trước. Thỉnh thoảng mới được đi trại, nhưng mọi thứ đều có sẵn, không phải động tay động chân làm gì..."
Em thì thấy đi trại mà cái gì cũng sẵn thì cứ như đi nghỉ mát ở khách sạn á. Với lại đi trại là để rèn luyện và phát triển các kỹ năng của từng người mà nếu cái gì cũng sẵn thì cuộc trại mất đi mục đích chính rồi.
Nhưng mà bây giờ, nếu làm trại ở những nơi hoang sơ không có đầy đủ dịch vụ thì khối phụ huynh chẳng cho con mình đi. Hic hic.
Em thì thấy đi trại mà cái gì cũng sẵn thì cứ như đi nghỉ mát ở khách sạn á. Với lại đi trại là để rèn luyện và phát triển các kỹ năng của từng người mà nếu cái gì cũng sẵn thì cuộc trại mất đi mục đích chính rồi.
Nhưng mà bây giờ, nếu làm trại ở những nơi hoang sơ không có đầy đủ dịch vụ thì khối phụ huynh chẳng cho con mình đi. Hic hic.
Cảm ơn Mẹ BB , chị nhắc làm em nhớ sẽ mần một entry kể về vụ đi trại , vui lắm chị à ! Cực vì nấu nướng nhưng vui .Ngay chi đoàn giáo viên bây giờ đi trại cũng toàn có người bưng bê , hỏi còn gì vui ?
Và cũng không có lun những đứa đánh guitar ngày ấy nữa ...
Và cũng không có lun những đứa đánh guitar ngày ấy nữa ...
Chưa bao giờ còm dễ như thế nên quyết định mần thâm cái nữa ...
Còn ai cho mình chọc ở nhà này hok ta ? À , còn bác Trinh ...he he ...
Còn ai cho mình chọc ở nhà này hok ta ? À , còn bác Trinh ...he he ...
He he, bây giờ mới hieu tại sao mê trai Hội An nhé!
Tibet
Tibet ghi nhận cách đi trại ở đây ( không có ý so sánh nhé ):
- 5 tuổi, trẻ bắt đầu tập làm quen đi trại khoảng 2 ngày do nhà trường tổ chức, nằm trong chương trình chính khoá hẳn hoi. Đây là cách tập xa cha mẹ.
- 6, 7 tuổi , trẻ có 4 ngày đi trượt tuyết cùng nhà trường (điểm đến trượt tuyết thường kèm luôn dịch vụ nhà nghỉ và ăn uống).
và Một tuần cắm trại xa nhà. Những lần đi như thế này, nhà trường sẽ yêu cầu cha mẹ bắt trẻ tự tay xếp quần áo, tất cả vật dụng cần thiết cá nhân vào ba lô hay túi xách -nhằm mục đích khi đến trại, nếu trẻ cần thứ gì, chúng sẽ biết vật đó nằm ở góc nào của ba lô mà không cần lục tung tìm kiếm.
Dù cắm trại leo núi, trong rừng, ở đồng quê trẻ đều học cách cắm lều. (Lều và cọc có bán sẵn ở các cửa hiệu thể thao, nhà trường sẽ trang bị). Học cách làm những món ăn đơn giản tiện dùng trong cắm trại để...tồn tại.
Thông thường, ở lớp trẻ đã được làm quen với cách làm việc theo nhóm, như thảo luận đề tài theo nhóm -ai cũng phải suy nghĩ để nêu ra chính kiến và cuối cùng đưa ra giải pháp tốt nhất cho nhóm.
Từ việc thảo luận theo nhóm, sẽ bộc lộ nhóm đó có đoàn kết, ăn ý? Nếu nhóm nào làm việc có quá nhiều bất đồng, thì lần sau thầy cô sẽ phân tán thành viên của nhóm đó để ghép vào nhóm khác, nhằm tránh tâm lý, chán nản rồi đâm ra không chịu hợp tác với bạn cùng nhóm.
Từ việc thảo luận theo nhóm trong lớp mang tính tập thể, khi đi ra ngoài như đi cắm trại xa nhà -trẻ càng thể hiện tính đồng đội, tôn trọng giờ giấc tập thể: ví dụ, quy định 8h tập trung để vô làng xem nông dân vắt sữa bò, hay 14h30 là phải nhổ trại xong để kịp xuống núi lúc 15h30 và 16h lên xe di chuyển về thành phố -là tất cả đều đúng giờ để tập thể không phải mất thời gian chờ 1, 2 người trễ nãi ( nếu có ).
Trẻ học cách làm việc theo nhóm, học cách xa nhà, tôn trọng tập thể, độc lập nhưng vẫn đoàn kết =====> khi 15 tuổi, trẻ có thể tự tin kéo valise du lịch tập thể một cách chững chạc, tự tin. 18 tuổi, người thanh niên mới lớn đó, đã có thể "tung cánh" bay đi khắp phương trời, tự quản lý tài khoản mình có để...tồn tại, sống sót.
Tạm thời ghi nhiêu đây :-).
@ Mập M:
Gì đây? Kiếm chiện hả? Hí...hí hí...
Hôm qua ngừ ta bị anh "da hu già" chơi khăm, lại khuya và buồn ngủ muốn chết, làm sao chờ được?? Mèng ơi, Tibet em mà biết bấm quẻ giờ tốt giờ xấu thì Mập chỉ có nước...tôn em làm...sư phụ đó nghen. Hê...hê hê...
Thu N…
Tibet ghi nhận cách đi trại ở đây ( không có ý so sánh nhé ):
- 5 tuổi, trẻ bắt đầu tập làm quen đi trại khoảng 2 ngày do nhà trường tổ chức, nằm trong chương trình chính khoá hẳn hoi. Đây là cách tập xa cha mẹ.
- 6, 7 tuổi , trẻ có 4 ngày đi trượt tuyết cùng nhà trường (điểm đến trượt tuyết thường kèm luôn dịch vụ nhà nghỉ và ăn uống).
và Một tuần cắm trại xa nhà. Những lần đi như thế này, nhà trường sẽ yêu cầu cha mẹ bắt trẻ tự tay xếp quần áo, tất cả vật dụng cần thiết cá nhân vào ba lô hay túi xách -nhằm mục đích khi đến trại, nếu trẻ cần thứ gì, chúng sẽ biết vật đó nằm ở góc nào của ba lô mà không cần lục tung tìm kiếm.
Dù cắm trại leo núi, trong rừng, ở đồng quê trẻ đều học cách cắm lều. (Lều và cọc có bán sẵn ở các cửa hiệu thể thao, nhà trường sẽ trang bị). Học cách làm những món ăn đơn giản tiện dùng trong cắm trại để...tồn tại.
Thông thường, ở lớp trẻ đã được làm quen với cách làm việc theo nhóm, như thảo luận đề tài theo nhóm -ai cũng phải suy nghĩ để nêu ra chính kiến và cuối cùng đưa ra giải pháp tốt nhất cho nhóm.
Từ việc thảo luận theo nhóm, sẽ bộc lộ nhóm đó có đoàn kết, ăn ý? Nếu nhóm nào làm việc có quá nhiều bất đồng, thì lần sau thầy cô sẽ phân tán thành viên của nhóm đó để ghép vào nhóm khác, nhằm tránh tâm lý, chán nản rồi đâm ra không chịu hợp tác với bạn cùng nhóm.
Từ việc thảo luận theo nhóm trong lớp mang tính tập thể, khi đi ra ngoài như đi cắm trại xa nhà -trẻ càng thể hiện tính đồng đội, tôn trọng giờ giấc tập thể: ví dụ, quy định 8h tập trung để vô làng xem nông dân vắt sữa bò, hay 14h30 là phải nhổ trại xong để kịp xuống núi lúc 15h30 và 16h lên xe di chuyển về thành phố -là tất cả đều đúng giờ để tập thể không phải mất thời gian chờ 1, 2 người trễ nãi ( nếu có ).
Trẻ học cách làm việc theo nhóm, học cách xa nhà, tôn trọng tập thể, độc lập nhưng vẫn đoàn kết =====> khi 15 tuổi, trẻ có thể tự tin kéo valise du lịch tập thể một cách chững chạc, tự tin. 18 tuổi, người thanh niên mới lớn đó, đã có thể "tung cánh" bay đi khắp phương trời, tự quản lý tài khoản mình có để...tồn tại, sống sót.
Tạm thời ghi nhiêu đây :-).
@ Mập M:
Gì đây? Kiếm chiện hả? Hí...hí hí...
Hôm qua ngừ ta bị anh "da hu già" chơi khăm, lại khuya và buồn ngủ muốn chết, làm sao chờ được?? Mèng ơi, Tibet em mà biết bấm quẻ giờ tốt giờ xấu thì Mập chỉ có nước...tôn em làm...sư phụ đó nghen. Hê...hê hê...
Thu N…
Thực ra, những điều Tibet nói ở trên thì lứa cỡ mình cũng đã từng được biết đến hồi nhỏ. Cũng có thể là không được chỉn chu như vậy, nhưng chuyện dựng lều, làm bếp dã chiến, nấu ăn ngoài trời hay chơi những trò chơi lớn thì cũng tham gia khá tốt. Điều quan trọng là bây giờ, trong nhà trường trẻ con hầu như không được rèn luyện những kĩ năng ấy một cách thiết thực để có thể trước hết là tự tin để rồi có thể "tồn tại" trong đôi ba ngày xa nhà mà không cần có người lớn bên cạnh. Vì thế, không khó hiểu khi thấy bây giờ, có nhiều lắm những cô cậu học trò 12 đi thi Đại học mà cha mẹ sốt vó lo lắng vì theo con đi thì thì cũng rối, không theo thì lo!
Nuôi thả thì thành gà vườn, gà đồi, gà quê, gà đi bộ, săn chắc thơm ngon, nuôi nhốt thì thành gà công nghiệp, không biết bươi, thịt nhão nhoét, xảm xì thôi. Chuyện này ai cũng biết, nhưng làm sao để giải quyết thì... "Cái này thì chịu" Hihi
Nuôi thả thì thành gà vườn, gà đồi, gà quê, gà đi bộ, săn chắc thơm ngon, nuôi nhốt thì thành gà công nghiệp, không biết bươi, thịt nhão nhoét, xảm xì thôi. Chuyện này ai cũng biết, nhưng làm sao để giải quyết thì... "Cái này thì chịu" Hihi
Nói rõ thêm chút :-):
Cứ thế, mỗi năm học đều có những chuyến đi dài, ngắn khác nhau... Càng lên lớp lớn, dần dần trẻ rất thuần thục cho những dịp đi như vậy. Cha mẹ rất ủng hộ để con cái tham gia cùng tập thể, cộng đồng.
Thời của chị Thu Nhân trước 1975 -có nhiều hoạt động theo kiểu hướng đạo, nên học trò thời chị rất năng động, tự tin, tháo vát là phải rồi. Cứ nhìn tổng hội SV ngày trước thì thấy rõ.
Còn bây giờ chương trình giáo dục VN chẳng ra làm sao cả, nên HS-SV VN không những không có thời gian giải trí đã đành, rất nhiều em còn lúng ta lúng túng với cộng đồng tập thể. Điển hình, đa phần du học sinh VN sang đây học, luôn phải "chạy hết tốc lực" để đuổi kịp ( hội nhập ) như kiểu của SV đến từ các nước phát triển khác. Rất nhiều SV VN thừa nhận bị sốc lúc ban đầu.
Họa s…
Cứ thế, mỗi năm học đều có những chuyến đi dài, ngắn khác nhau... Càng lên lớp lớn, dần dần trẻ rất thuần thục cho những dịp đi như vậy. Cha mẹ rất ủng hộ để con cái tham gia cùng tập thể, cộng đồng.
Thời của chị Thu Nhân trước 1975 -có nhiều hoạt động theo kiểu hướng đạo, nên học trò thời chị rất năng động, tự tin, tháo vát là phải rồi. Cứ nhìn tổng hội SV ngày trước thì thấy rõ.
Còn bây giờ chương trình giáo dục VN chẳng ra làm sao cả, nên HS-SV VN không những không có thời gian giải trí đã đành, rất nhiều em còn lúng ta lúng túng với cộng đồng tập thể. Điển hình, đa phần du học sinh VN sang đây học, luôn phải "chạy hết tốc lực" để đuổi kịp ( hội nhập ) như kiểu của SV đến từ các nước phát triển khác. Rất nhiều SV VN thừa nhận bị sốc lúc ban đầu.
Họa s…
Phong trào hướng đạo ở VN phát triển lại nhiều rồi nhé.
Mẹ BB muốn con tham gia các loại hoạt động như thế thì Sáng Chủ Nhật chịu khó cho bé ra sinh hoạt hướng đạo ở Công viên Tao Đàn.
1/- Hướng đạo do các huynh trưởng trước 1975 gầy dựng lại: có một số Đạo, Liên Đoàn,...
2/- Hướng đạo do ội LHTN tổ chức: Liên Đoàn Sao Bắc Đẩu.
Có gì đâu mà khó. Các em được dạy những kỹ năng mà các bạn đã kể trên. Thỉnh thoảng tổ chức trại ở Phan Thiết, Vũng Tàu, Nha Trang, Xuyên Mộc, Bình Dương, Đồng Nai... và còn tham gia Trại hướng đạo quốc tế nữa: Thailand, Indonesia, Philippines,...
Nói thêm:
Ngoài các em tham gia Hướng đạo thì các Phụ huynh còn lập Hội Phụ huynh Hướng đạo (còn gọi là Nhóm Yamaha - Già mà ham vui). Khi các hướng đạo sinh đi cắm trại thì nhóm Yamaha cũng tổ chức đi cắm trại gần đó (độc lập với trại kia, nhưng có thể chạy qua chạy lại được). Cũng lửa trại, nhậu nhẹt, hò hát suốt đêm, vui lắm...
Riết rồi Phụ huynh tổ chức cắm trại và sinh hoạt nhiều hơn con em mình. Hahaha...
Mẹ BB có thể hỏi thêm Họa sĩ Nhốp thì rõ.
Mẹ BB muốn con tham gia các loại hoạt động như thế thì Sáng Chủ Nhật chịu khó cho bé ra sinh hoạt hướng đạo ở Công viên Tao Đàn.
1/- Hướng đạo do các huynh trưởng trước 1975 gầy dựng lại: có một số Đạo, Liên Đoàn,...
2/- Hướng đạo do ội LHTN tổ chức: Liên Đoàn Sao Bắc Đẩu.
Có gì đâu mà khó. Các em được dạy những kỹ năng mà các bạn đã kể trên. Thỉnh thoảng tổ chức trại ở Phan Thiết, Vũng Tàu, Nha Trang, Xuyên Mộc, Bình Dương, Đồng Nai... và còn tham gia Trại hướng đạo quốc tế nữa: Thailand, Indonesia, Philippines,...
Nói thêm:
Ngoài các em tham gia Hướng đạo thì các Phụ huynh còn lập Hội Phụ huynh Hướng đạo (còn gọi là Nhóm Yamaha - Già mà ham vui). Khi các hướng đạo sinh đi cắm trại thì nhóm Yamaha cũng tổ chức đi cắm trại gần đó (độc lập với trại kia, nhưng có thể chạy qua chạy lại được). Cũng lửa trại, nhậu nhẹt, hò hát suốt đêm, vui lắm...
Riết rồi Phụ huynh tổ chức cắm trại và sinh hoạt nhiều hơn con em mình. Hahaha...
Mẹ BB có thể hỏi thêm Họa sĩ Nhốp thì rõ.
Hồi nhỏ em cũng đi cắm trại như mẹ BB kể, vui ghê. Con em bây giờ ở quê, còn nghèo, con nít còn biết làm nhiều việc, tụi nhỏ cắm trại vẫn tự dựng lều tự nấu ăn, đứa nào cũng mê lắm chị. Vậy chắc phải hỏi ở quê tốt hơn hay ở thành tốt hơn? hi hi.
Em cũng từng nghe các anh chị lớn kể về những hoạt động lửa trại thời trẻ rất vui. Những kỹ năng ứng phó với tình thế bất ngờ cũng được trui rèn từ đó.
Mẹ Bầu Bí thật tức cười, toàn kể chuyện ngày xưa không à. Bọn trẻ thời @ phải tiến - hóa (tiến bộ và biến hóa) hơn ngày mẹ Kim đi học chỉ cố được học viên tiến tiến để có tiền đi uống cà phê chứ.
Tuy nhiên, tụi trẻ còn giữ truyền thống đi cắm trại là tốt rồi, để chúng có cuộc sống hòa đồng, có tinh thần đồng đội. Nghĩ thấy cũng thèm nhỏ lại như tụi nó nhỉ.
Tuy nhiên, tụi trẻ còn giữ truyền thống đi cắm trại là tốt rồi, để chúng có cuộc sống hòa đồng, có tinh thần đồng đội. Nghĩ thấy cũng thèm nhỏ lại như tụi nó nhỉ.
Chạy !!!!