Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Lại thêm một tuổi. . .

Có quá nhiều chuyện nên lâu quá mẹ Bầu Bí không vào nhà cũng không thăm hỏi, ngó nghiêng nhà bạn bè mỗi ngày.Không lẽ lại để vuờn không nhà trống vào sinh nhật mình ( ngày 1.1 là ngày sinh trên giấy tờ , chứ ngày sinh thật của mẹ BB vào tháng 2 âm lịch lận) , mẹ Beo nhắc nhở hòai nên mẹ Bầu Bí nể em mình mà dọn lại nhà để mừng tuổi mới( không biết là nên mừng hay nên buồn đây).
Me Bau Bi
                                                                                                    Ảnh do mẹ Beo chụp

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

Hai chị em

Haichiem.jpg Hai chi em picture by mebaubi
Hôm nay là sinh nhật bác Trinh của nhà Bầu Bí. Bác Trinh là nguời mà mẹ Bầu Bí đã viết trong entry  Chị và em ( http://mebaubi.multiply.com/journal/item/14/14) .
Ảnh  bác Trinh và mẹ BB do mẹ Beo  mới chụp hôm mấy chị em về thăm Đền Đô - đền thờ 8 vị vua thời Lý ở huyện Từ Sơn , tỉnh Bắc Ninh .
Còn đây là ảnh có cả " thợ " cùng chụp chung ( ảnh này nhờ khách thập phuơng bấm giùm ).
Bachiem.jpg ba chi em picture by mebaubi

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Bài văn của Bầu

Trưa nay đi làm về, mới bước vào nhà mẹ Kim đã thấy chị Bầu chờ sẵn ở cửa, mặt mày hớn hở. Bầu khoe: Mẹ ơi , bài văn đầu tiên của năm học này con đựoc cô giáo khen và cho điểm cao nhất lớp. Mẹ đọc coi thử con viết có tốt ko mẹ. Mẹ Kim chép lại bài viết của Bầu post lên đây cho cả nhà mình cùng đọc xem thử các bác, các dì, cậu, cô , chú nhận xét là Bầu có chững chạc hơn chút nào ko nhé!
Bau-1.jpg Bau 2 picture by mebaubi
Đề: Có ngừoi nằm mơ thấy thành công, có nguời thức dậy làm việc vì nó.
Ý kiến của anh, chị như thế nào?
Bài viết:
Có khi nào bạn tự hỏi : Ta thông minh, ta có năng lực nhưng lại không thể vươn tới đựoc một sự nghiệp và khối tài sản lớn trị giá hàng tỉ USD như Bill Gates? Đơn giản hơn, có khi nào bạn nghe đựoc tiếng đàn duơng cầm của một cô gái hàng xóm và tự hỏi: Ta cũng có đàn và cũng tập đàn, nhưng sao không thể có đựoc tiếng đàn du duơng đi vào lòng người như cô ấy? Nếu có lúc bạn đã từng tự hỏi mình như vậy thì bạn cũng đang ở trong tình huống giống như nhiều nguời hiện nay: Có nguời mơ thấy thành công, có nguời thức dậy làm việc vì nó.
Vậy, thành công là gì? Nếu giải nghĩa một cách Triết học thì ta có thể nói: Thành công là kết quả của một quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng để đạt đựoc những nhu cầu và mong muốn của bản thân. Nói một cách nôm na: Bạn cố gắng và cuối cùng đạt đựoc điều mình mơ ước, bạn thành công.
Có nhiều cách để đi đến thành công: học tập, rèn luyện, lao động không ngừng . Có người  đi theo con đừong chính, lại có nguời đi theo con đường tắt. Lấy thí dụ như hiện nay, nhiều bạn trẻ xác định cho mình một lối đi thẳng: học xong phổ thông, thi đậu đại học, học xong thì đi làm. Nhưng cũng có nhiều bạn không thi đại học - con đuờng ngắn nhất để đạt đựoc thành công, mà quyết định tự xây dựng sự nghiệp riêng cho mình. Bạn xác định đựoc lối đi, phưong cách để đạt đựoc ứoc mơ đó chỉ là điều kiện cần, còn chính sự nỗ lực,phấn đấu của bạn mới chính là điều kiện đủ để đi đến thành công.
Vậy mà hiện nay, có những nguời luôn mơ ước rằng mình sẽ thành công, mong một ngày những điều mình mơ ước sẽ đến. Bạn mong ước mình sẽ đi du học nhưng ngay bây giờ , bạn lại không cố gắng học tếing Anh, rèn luyện lối sống tự lập cho bàn thân và tìm kiếm học bổng thì biết đến khi nào bạn mới đựoc đi du học? Bạn mong muốn làm giàu nhưng lại không trau dồi kiến thức, thu nạp kinh nghiệm thì bạn thành công chăng? Bạn mơ ước, điều đó là tốt nhưng mơ ước mà không đi đôi với việc thực hiện mơ ước , tôi nghĩ đó là một tai họa. Có thể nỏi, bạn đang tự huyễn hoặc mình với những ứoc mơ tửong chừng như trong tầm  với nhưng thực sự lại rất xa vời.
Vừa rồi có một sự kienẹ đáng chú ý của Việt Nam : Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải thuởng Fields danh giá – tưong đưong với giải Nobel Toán học. Sự thành công của ông đã làm nức lòng hàng triệu con tim Việt Nam, đưa trí tuệ Việt Nam giới thiệu trên toàn thế giới. Vậy thành công của ông có đủ sừc đánh thức bạn. Hay trước đây sự thành công của hai cha con giáo  sư Tôn Thất Tùng và Tôn Thất Bách trong việc tìm ra phưong pháp mổ tim có làm cho bạn suy nghĩ. Không lẽ , họ chỉ mơ mộng mà đạt đựoc đến thành công? Tất nhiên thành công không tự đến với một ai. Nó có thể rất gần bạn nhưng không thể thuộc về bạn nếu bạn không bước đến, đi tìm và bắt lấy. Những vị giáo sư khả kính tôi vừa nêu có thể có một trí tuệ uyên bác nhưng chính những nỗ lực nghiên cứu tìm tòi, cần cù học hỏi mới là điều giúp họ thành công. Họ mơ thấy thành công và đã thức dậy làm việc vì nó. Liệu bạn có thể? Tôi cho rằng điều đó hoàn toàn có thể. Tôi và bạn có một cơ thể cuờng tráng, trí tuệ minh mẫn , thì tại sao không thể đựoc như họ? Đến cả những nguời như những vận động viên tham dự Paragames; Paraolympic còn có thể giành đựoc huy chưong vàng, sao bạn lại không?
Tôi nghĩ rằng, bất kể ta chọn công việc , ngành nghề hay lối đi nào khác, chỉ cần ta cố gắng phấn đấu không ngừng vì nó, ta sẽ đạt đựoc thành công. Không nói đâu xa, ngay trên ghế nhà trừong, ta tôn trọng từng tiết học, cần cù trau dồi những kiến thức mà thầy cô truyền đạt, ra sức nỗ lực học tập thì cánh cửa đại học sẽ không quá xa tầm với của bạn. Đơn giản hơn đối với tôi, ngay bây giờ không mơ ước có đựoc tiếng đàn như chị hàng xóm mà ngồi vào đàn và tập luyện chăm chỉ thì thực sự thành công ấy sẽ tới.
Tôi tin rằng, những sự cố gắng và nỗ lực của tôi và các bạn sẽ nhanh chóng đựoc đáp lại. Biết đâu, một ngày, tôi hoặc một trong số các bạn đạt giải Nobel Văn học , Nobel Hòa bình hay trở thành một tỉ phú kinh doanh chân chính? Tôi có thể trở thành một nghệ sĩ dưong cầm nổi tiếng thế giới như Đặng Thái Sơn. Tôi nghĩ rằng, chúng ta chắc chắn sẽ thành công nếu ta thức dậy và làm việc vì nó.

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Con gái 16 tuổi

Vậy là Bầu của mẹ đã tròn 16 tuổi rồi. Con đã là một cô gái tuổi trăng tròn mà trong lòng mẹ, con vẫn như một con bé ngốc nghếch. Con sinh ra , lớn lên chỉ có mỗi mình mẹ ôm ấp, lo lắng nên con quấn mẹ hơn em Bí. Mẹ nhớ lúc con còn bé, nhà chỉ có hai mẹ con, con là cái đứa khó nuôi ,hay ốm vặt lại lừoi ăn, mỗi bữa ăn mẹ chạy theo con hàng giờ đồng hồ mà đút chưa hết chén cơm. Con ăn xong bữa thì mẹ đã mệt lả rồi, còn phải lo cho con tắm, rồi ru con ngủ mới giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa. Hồi đó mẹ gầy như một que củi. Mẹ cao 1,65 mét mà nặng chỉ có 46kg. Nuôi con ba năm, mẹ sút gần 10kg. Mẹ cứ nghĩ , ko biết  sao hồi đó mình vất vả thế mà vẫn làm việc tốt. Có lẽ nụ cuời ngây thơ của con, tiếng bi bô gọi mẹ chưa tròn tiếng của con mỗi sớm sớm, chiều chiều là động lực giúp mẹ vững vàng vượt qua bao khó khăn, trắc trở của cuộc sống.
Con lớn dần lên trong tình yêu của mẹ và sự chăm sóc của dì Út. Con biết đọc, rồi biết viết và vào lớp Một. Ngày đầu tiên dắt con đi học, mẹ đọc con nghe bài " Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh mà lòng rưng rưng. Tuổi thơ của con không giống mẹ, con được mẹ lo đầy đủ mọi thứ để đến truờng nhưng con thiếu huơng vị tuổi thơ ở đồng quê, con hiền lành, ngoan  ngoãn chứ không nghịch ngợm, hay leo trèo ,phá phách như mẹ ngày còn nhỏ dại. Mẹ biết điều đó là một thiệt thòi của các con nên hè năm nào mẹ cũng cố gắng thu xếp đưa con và em Bí đi nơi này nơi kia, và các con đã biết đựoc nhiều nơi trên đất nước mình. Mẹ có thể ko sắm sửa cho con nhiều áo quần đẹp, mua xe xịn cho con, sắm các loại thiết bị hi- tech như nhiều đứa bạn của con, nhưng mẹ sẽ cố gắng lo cho con học hành đến nơi đến chốn. Với mẹ, tài sản là tri thức mà con có trong đầu  quý hơn rất nhiều thứ của cải khác con ạ. Bởi vì chính tri thức mới giúp ích cho con trong cuộc đời, giúp con vững vàng và tạo lập cuộc sống  cho con sau này.
Mẹ không chỉ muốn con và em Bí chăm học, mà còn muốn các con quan tâm hơn đến mọi nguời chung quanh, không vô cảm với nỗi đau của đồng loại. Và những gì con làm đã cho mẹ niềm tin là con gái mẹ  có trái tim biết yêu thưong và luôn huớng  về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Mẹ nhớ hoài lần đón con vào giờ tan học buổi trưa lúc con học lớp 5 ở truờng tiểu học Phù Đổng. Hôm ấy trời sắp vào hè, nắng như nung, mẹ xong việc ở cơ quan đã gần 12g mới ghé trường đón con. Con chờ mẹ lâu, mặt mày đỏ bừng vì nắng. Mẹ quày quả chở con về nhà vì cả hai mẹ con đều đói. Vậy mà lúc đi ngang qua đường Phan Đình Phùng, con đập vội vào lưng mẹ và xin mẹ cho con 2 nghìn đồng. Mẹ cáu vì tưởng con xin tiền ăn quà vặt nhưng ko phải thế. Con cầm tờ 2 nghìn đồng mẹ cho, bước nhanh về phía cụ già bán vé số đang đứng ở ngã tư đường dưới trời nắng gắt. Con lễ phép vòng tay và nói to: " Ông ơi, ông bán cho con tờ vé số. Cụ già chắc ngạc nhiên nên hỏi to bằng giọng Quảng Nam đặc sệt: Mi nói cái chi rứa? Con nói lớn hơn: Ông bán cho con tờ vé số. Cụ già cảm động rút vội tờ vé số đưa cho con và nhìn con cười hiền lành. Lúc về, mẹ hỏi sao tự nhiên con lại mua vé số, con áp mặt vào lưng mẹ rồi nói, trời nắng chang mà con thấy ông đi bán vé số tội quá, nên con xin tiền mẹ mua cho ông một tờ. Cho tiền chắc ông không lấy đâu mẹ. Mẹ xúc động thật sự, con gái của mẹ còn nhỏ mà đã biết chia sẻ với những ngừoi khó khăn hơn mình thì chắc rằng lớn lên con sẽ làm đựoc nhiều việc có ích cho xã hội.
Con có một ước mơ là sau này con sẽ tham gia các tổ chức xã hội đi giúp đỡ những  ngừoi nghèo. Mẹ ủng hộ mơ ước ấy của con. Đó là chuyện sau này. Còn bây giờ hãy lo học, lo đọc sách để tích lũy kiến thức con nhé ! Những món ăn con nấu hàng ngày cho cả nhà ngày một ngon hơn cũng là điều làm mẹ vui. Là con gái phải biết vén khéo, biết nấu nuớng để sau này khi xa mẹ, con vẫn có thể tự lo cho mình mà ko phải dựa dẫm vào bất cứ ai. Hành trang vào đời của con là những kiến thức con đựoc học trong sách vở, trong cuộc sống hàng ngày với mẹ, với dì , với em và những nguời thân yêu chung quanh con. Mẹ tin con gái mẹ sẽ ngày một lớn khôn hơn, giỏi giang hơn và biết sống vì mọi nguời. Mẹ yêu con lắm, chị Bầu của mẹ!

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Chúng ta mang dòng máu Đại Việt

Đó là tựa đề  một bài viết trong mục Thời sự và suy nghĩ trên Tuổi Trẻ ( số ra ngày hôm nay 30.6). Đọc xong bài báo tôi nghe lòng mình lắng lại nhiều cảm xúc. Và lại nhớ đến hai câu thơ cuối trong bài thơ Quê huơng của Đỗ Trung Quân " Quê huơng nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành nguời “.
Bài báo cho biết, gia đình nhỏ gồm sáu ngừoi của ông Lý Xưong Căn – hậu duệ đời thứ  31 của Hoàng thúc Lý Long Tường – dòng dõi nhà Lý sau gần 800 năm trôi dạt nơi đất khách quê nguời đã tìm về cố hưong và ngày hôm qua 29.6.2010 đã chính thức nhập quốc tịch Việt và trở thành công dân của nước Việt Nam. Tác giả bài viết kể rằng, trong buổi lễ, ông Lý Xương Căn đã nghẹn ngào  nói bằng một thứ tiếng Việt rất chật vật, khó nghe: “Tuy trái tim tôi chỉ còn một chút máu Việt, nhưng nó vẫn luôn luôn đập theo nhịp của quê cha đất tổ VN”. Đọc tới đây, tự dưng mắt tôi cay cay. Ôi, trái tim Việt - dù ở bất kỳ đâu cũng luôn huớng nhịp đập về đất mẹ. Và tôi thấy tự hào tôi đựoc là ngừoi Việt.
 “ Hoàng tử Lý Long Tường ra đi năm 1226. Hậu duệ 31 đời của ông, doanh nhân Lý Xương Căn tìm về đền Đô, Bắc Ninh năm 1992 - đất phát tích của nhà Lý và chính thức trở thành “người Việt” vào tháng 6-2010. 784 năm, với lịch sử đã là bao nhiêu triều đại hưng phế, với những cuộc đời tha hương lại càng dằng dặc. Chính sử Cao Ly còn ghi lại nhiều người thuộc dòng họ Lý Hoa Sơn đã thành đạt ở Cao Ly: có người  đỗ tiến sĩ, có người làm quan giữ tước cao như Nghệ văn quán Đại đề học, Lễ tào tham nghị, Giám tu quốc sử, Thượng thư hữu bộc xạ... Còn ông Lý Xương Căn thì kể: dòng họ chúng tôi, từ đời này sang đời khác, đều nhắc nhở nhau tổ tiên chúng ta ở Đại Việt, chúng ta mang dòng máu VN.Gần 800 năm trước, do những biến động của lịch sử, một người Việt đã lìa xứ ra đi, một dòng máu Việt nảy nở và kết trái đơm hoa trên đất mới. Và hôm nay có những cuộc tìm về...Ông Lý Xương Căn về nước, việc đầu tiên là thắp hương ở đền Đô  - nơi thờ tám vị vua nhà Lý, rồi nhận bà con, tiếp nữa là lập Hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt, Hội kỷ niệm hoàng tử Lý Long Tường, sau nữa mới là các hoạt động kinh doanh, đầu tư về VN. Trong mọi quyết định, mọi hành động của giọt máu Việt ở nơi xa, tình yêu quê hương đất tổ vẫn là điều cốt yếu.”
Không phải chỉ hôm nay mà ngay từ xa xưa, trong bể dâu của lịch sử, tổ tiên của ông Lý Xương Căn là Hoàng thúc Lý Long Tường - hậu duệ bốn đời của vua Lý Thái Tổ dù phải lên đường vượt biển tị nạn và trôi dạt vào bán đảo Wung Jin trên bờ biển Koryo (âm Hán Việt là Cao Ly - tên gọi cũ của Hàn Quốc), dù đã lập nên võ công hiển hách chống ngoại xâm và được vua Cao Ly phong tước Hoa Sơn tướng quân, con cháu đời đời sinh sống trên đất Hoa Sơn vẫn ngày đêm ngóng về mảnh đất Đại Việt xa xôi. Và Đại sứ Hàn Quốc Park Suk Hwan kể lại một truyền thuyết dân gian Hàn Quốc về Hoa Sơn tướng quân rằng : “Tương truyền, thời bấy giờ trên núi Kwangdae ở Wungjin có một cái am và mỗi sáng mỗi tối, hoàng thúc Lý Long Tường thường lên đó hướng về cố quốc mà khóc để thỏa nỗi nhớ mong, nên người ta gọi đó là Vọng quốc đàn”.
Tác giả bài báo là bạn tôi kể rằng, nghe đại sứ Park Suk Hwan kể lại truyền thuyết này, những ngừoi có mặt tại buổi lễ  nhập quốc tịch Việt cho gia đình ông Lý Xuơng Căn đều rưng rưng nước mắt. Tôi chỉ đọc và nghe kể lại mà cũng thấy nước mắt  tràn mi. Chợt muờng tượng ra cảnh mỗi sáng, mỗi tối , hoàng thúc Lý Long Từong lại trèo lên núi, ngoảnh mặt về cố quốc mà khóc mới thấy mình thật hạnh phúc vì đang đựoc sống ngay trên quê huơng mình , dù trên mảnh đất này còn quá nhiều khó khăn, vất vả, dân mình còn đói ăn, thiếu mặc và còn nhiều lắm những trăn trở đời thuờng. Tôi yêu mảnh đất này vì một điều đơn giản – tôi là nguời Việt.

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

Dì Nhân và nhà Dây leo xanh

Chị Thu Nhân vừa có một cuộc gặp rất vui tại nhà dây leo xanh vào trưa chủ nhật 20.6 vừa rồi. Mẹ Bầu Bí rất vui vì bạn bè trên blog ( ngoài okoka là em rồi)  thì dì Nhân là ngừoi đầu tiên đến thăm nhà Bầu Bí và thưởng thức món mì Quảng do mẹ Bầu Bí nấu (đó, bạn bè thấy ghen tị với chị Thu Nhân chưa) .

 Mẹ Bầu Bí có lời mời cả nhà, hễ ai đến Đà Nẵng thì nhớ ghé lại nhà dây leo xanh nhé! Ko chỉ có mì Quảng, mẹ Bầu Bí còn có nhiều món khác, mà món nào cũng rất chi là ngon và khoái khẩu nữa. He he.

Mẹ Bầu Bí đem entry Nhà dây leo xanh ở Hải Châu từ blog của chị Thu Nhân về để minh chứng với cả nhà rằng mẹ Bầu Bí mời bạn bè với tất cả  tấm lòng và sự yêu quý cả nhà.

Nhà Dây leo xanh ở Hải Châu

Ngày 20-6-2010,

Quận Hải Châu - Đà Nẵng

Trừ Okoka thì tôi là người đầu tiên của xóm blog đến thăm ngôi nhà có giàn hoa sứ quân tử. Một ngôi nhà xinh xắn, ấm cúng và thân thiện. 

Ở đó, tôi đã gặp "Cảnh sát trưởng" nghiêm khắc nhưng rất dễ gần - người giữ bình yên và trật tự cho "thành phố tình yêu"

Ở đó, tôi đã có một bữa trưa rất đặc biệt với món mì Quảng mà dù ăn kiêng, tôi cũng đánh luôn hai tô! Và đến khi ăn xong, tôi mới ngớ người ra là mình lẽ ra phải chộp ít nhất vài tấm hình để khoe chứ!

Ở đó, tôi đã có một khoảnh khắc tâm tình với em Kim, nụ cười và nước mắt về những câu chuyện muôn đời của những người phụ nữ 

Ở đó, tôi đã có một giấc trưa không ngủ với hai cô cháu gái dễ thương, tươi tắn, hồn nhiên với tiếng dương cầm tuy còn non nớt nhưng nhiều hứa hẹn

Đây là Bầu :

 

Và đây là Bí:

Mẹ Kim ngắm con gái đàn, nụ cười hạnh phúc chưa!

Và đây là :

Còn đây là:

Giữ ở đây một góc phòng khách nhà em Kim:

Một góc sân:

Một góc khác với Bầu và Bí:

Trước lúc từ giã:

Và ở đó, tôi thấy mình đã giàu có thêm bao nhiêu.

Tạm biệt Đà Nẵng,

Tạm biệt ngôi nhà màu xanh và những nụ cười

Mong sớm lần gặp lại

 

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

Phần thưởng của mẹ

Vậy là cả chị Bầu và em Bí của mẹ đã nghỉ hè và món quà mà hai đứa đem về làm cả nhà vui suốt cả tuần nay là hai đứa đều đạt kết quả học tập tốt và đều là học sinh giỏi. Cả hai đứa đã làm mẹ và dì Út hài lòng. Mẹ biết cả hai chị em đều rất cố gắng , bởi ngôi truờng mà các con học có rất, rất nhiều các bạn học giỏi, các bạn ấy có nhiều điều kiện học hành hơn Bầu và Bí của mẹ, nhưng hai đứa đều biết lo học và hai đứa đã làm mẹ thấy tự hào.
Đầu năm đi họp phụ huynh cho Bầu, mẹ đã thấy rất lo lắng. Bầu vào lớp 10, môi truờng học tập thay đổi, trừong mới, bạn mới, cách học của cấp PTTH cũng khác, và cô giáo chủ nhiệm của Bầu cũng cảnh báo với phụ huynh là phải theo dõi các em vì lên cấp ba, tâm sinh lý thay đổi, các em sẽ có những biểu hiện không lành mạnh, sẽ đua đòi và không chịu học. Mẹ thực sự ko an tâm. Về nói với Bầu những điều đó, Bầu trấn an mẹ. Mẹ đừng lo, cứ tin con, cuối năm nhất định con sẽ đạt HSG,. Nhất định mà, vì con là con của mẹ Kim. Tuy nhiên, kết quả HK1 ko như ý. Bầu thiếu 0,1 điểm nên đựoc xếp vào loại khá, cả lớp 50 học sinh chỉ có 2 bạn đạt loại giỏi. Mẹ ko buồn vì biết con gái đã rất cố gắng.Nhưng Bầu đã nói như có lỗi: Con sẽ cố gắng trong HK2, mẹ tin con nghe mẹ.

Con gái ơi, có lúc nào mà mẹ ko tin con đâu. Mẹ đã tin con khi con mới học lớp Bốn đã biết an ủi mẹ khi nhà mình có chuyện ko vui. Con hứa là con sẽ làm mẹ vui và con đã làm đựoc điều đó khi cuối năm lớp 5 con thi đạt giải Nhì HSG cấp TP và vào thẳng truờng chuyên Nguyễn Khuyến. Ngày đi nhận thửong, con khệ nệ ôm quà về, đĩnh đạc để lên bàn và nói với mẹ: Phần thửong là của mẹ đó, con hứa là con làm. Mẹ đã ko kìm đựoc nứoc mắt khi con mới hơn 10 tuổi đã biết giữ lời hứa và làm đúng lời hứa với mẹ. Mẹ tin là con gái mẹ sẽ thành công trong cuộc đời.

Em Bí ngưỡng mộ chị Bầu và bao giờ cũng lấy chị Bầu làm guơng. Em Bí cũng học giỏi và luôn làm mẹ vui. Bây giờ cả hai đứa đều hứa là sẽ cố học giỏi ngoại ngữ để săn tìm học bổng, để mẹ không phải chạy vạy vất vả lo tiền học cho cả hai. Nghe con hứa mà mẹ thấy hởi lòng hởi dạ,. Me đã tự hào vì có hai đứa con ngoan, lễ phép, biết nghe lời mẹ, biết sống tốt với bạn bè và bây giờ là biết lo cho tuơng lai.

Trải qua nhiều biến động,có lúc tuởng như quẫn bách, mẹ đã vịn vào hai đứa mà đứng dậy và làm lại tất cả từ con số không. Mẹ tin là có hai đứa bên đời mình mẹ sẽ luôn vững vàng và sống tốt, phải không Bầu Bí của mẹ?

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010

Lý Sơn mùa biển lặng


Có lẽ không ở đâu trên đất nước mình có màu trời xanh trong như ở Lý Sơn.

Mẹ Bầu Bí vừa trở về từ Lý Sơn. Mùa này là mùa biển lặng và cũng là thời điểm mà cư dân Lý Sơn làm lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ( Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, một lễ thức đã có từ 300 năm trước.Khi chúa Nguyễn trấn nhậm phương Nam rồi các vua Nhà Nguyễn xác lập chủ quyền nước ta tại vùng đất này thì cũng là lúc những binh phu của vùng Sa Kỳ, sau này là của Lý Sơn được triều đình phái ra Hoàng Sa để cắm mốc biên giới.Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 2 và 3 âm lịch, khi hết mưa bão ở miền Trung, tại Lý Sơn diễn ra các cuộc tế lễ dành cho những người lính sắp lên đường ra Hoàng Sa- những nghi thức lễ mà cư dân Lý Sơn dành cho những nguời ra đi mà biết mình không quay về).
Mẹ Bầu Bí post một số tấm ảnh để cả nhà cùng nhòm để biết thêm về một vùng đất ở giữa biển khơi mà năm ngoái mẹ Bầu Bí đã đề cập đến trong entry Lý Sơn.

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

Hà Nội mùa hoa Loa kèn

Không kiêu sa như hồng; không mặn mà như cúc, không ngào ngạt như ly ly mỗi sớm mỗi chiều, hoa loa kèn chỉ xuất hiện ở Hà Nội trong thời khắc giao mùa trong vòng một tháng rồi hết- nhưng vẻ đẹp và hương thơm thanh khiết của loại hoa này như đọng mãi trong nỗi nhớ những ai yêu Hà Nội. Tháng tư về - đuờng phố Hà Nội như ngập tràn sắc trắng của hoa loa kèn. Sau những cơn mưa bất chợt buổi sáng, những chiếc xe đạp chở đầy những nụ hoa loa kèn xanh biếc, e ấp rung rinh sau chiếc eo thon của các cô gái làng hoa từ ven đô đổ về 36 phố phường như làm cho đường phố Hà Nội thêm hương sắc. Những nụ hoa khum khum, ôm ấp mấy cái nhụy hoa đầy phấn vàng tỏa một mùi hương thoảng nhẹ làm cho không gian buổi sớm mai của Hà Nội chợt bình yên hơn bao giờ hết.

Cái màu trắng tinh khôi của cánh hoa và hương thơm thanh khiết ấy đã làm ngẩn ngơ bao khách đi đường. Và dường như sợ loài hoa chợt đến chợt đi này biến mất nên ai cũng mua loa kèn về cắm trong nhà - mua vội kẻo hết mùa vì hoa loa kèn chỉ nở trong tháng 4 rồi thôi. Sang các mùa khác dù có thắp đuốc cũng không tìm thấy. Những bình hoa loa kèn đẹp một cách rực rỡ, sang trọng được để ở những vị trí đẹp nhất trong các ngôi nhà – nơi mà ai cũng có thể nhìn ngắm và thưởng ngoạn vẻ lãng mạn, thanh tao của hoa. Màu trắng tinh khôi và hương thơm thanh khiết của những nụ hoa loa kèn nở bung trong nắng sớm mai như ban phát cho con người niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

Loa kèn phải cắm một bó to trong các bình gốm nâu mới lột tả hết vẻ đẹp của hoa. Màu nâu của gốm như hòa quyện với màu xanh biếc của lá và màu trắng tinh khiết của hoa. Có lẽ đến muôn đời sau – bức tranh “ Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẫn mãi làm thổn thức bao trái tim bởi vẻ đẹp của hoa loa kèn – loài hoa đặc biệt của tháng tư Hà Nội.

P/S: Có nguời từ Hà Nội về Đà Nẵng, bác Trinh gửi về cho mẹ BB một bó loa kèn để em mình cắm vào cái bình gốm đã để quá lâu chờ đợi mùa hoa.

 

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Đơn xin nuôi chó của Bầu và Bí

Tối nay mẹ Bầu Bí nhận được một bản cam kết với lời lẽ rất khẩn thiết của Bầu và Bí xin nuôi một con chó con. Thật lòng là mẹ rất muốn nuôi chó vì cả hai đứa đều yêu quý chó nhưng nhà mình ở phố, chung quanh hàng xóm đông đúc nên rất khó. Nhưng thấy hai đứa năn nỉ quá nên mẹ cũng hơi xiêu lòng. Hôm qua lúc chở Bí đi học thêm về, Bí khoe với mẹ và chị Bầu là nhà cô giáo dạy Anh văn của Bí có mấy con chó con đẹp lắm. Nếu mẹ và dì Út đồng ý thì Bí sẽ xin cô, cô hứa cho rồi.
Vậy là hai đứa bàn bạc cả ngày hôm nay, và quyết định thảo ra một bản cam kết với lời lẽ khá thuyết phục. Mẹ vừa đọc vừa cười, thấy thuơng hai đứa quá ( mẹ vốn nhẹ dạ, nặng lòng ) nên ký và đề nghị dì Út thông qua. Dì Út vốn là Cảnh sát truởng ( khó như ma  nên cả Bầu - Bí và mẹ đều ngán ) , vừa cầm bản cam kết đã lắc đầu nguầy nguậy và đe dọa nếu đem chó về nhà thì dì Út sẽ bỏ về Hội An. Dì Út đã bác lá đơn một cách lạnh lùng. Thú thật là điều này nằm ngoài sự mong đợi của cả nhà.
Nội dung  bản cam kết :
  Ngày 16 tháng 4 năm 2010
BẢN CAM KẾT
Chúng tôi là Bầu và Bí , con của mẹ Huỳnh Kim Em.
Hiện đang cư ngụ tại số nhà K02/03 Lê Văn Long , phường Thạch Thang , quận Hải Châu , TP Đà Nẵng.
Chúng tôi viết đơn này kính xin dì Út- Huỳnh Kim Út đồng ý cho chúng tôi nuôi chó. Chúng tôi xin hứa sẽ thực hiện những nhiệm vụ như sau:
1- Sẽ thay nhau đảm nhiệm việc cho chó ăn, dọn nước tiểu và " ấy ấy" của con chó, việc tắm cho chó.
2- Những khi nhà đi ăn ngoài chúng tôi sẽ tự chịu trách nhiệm chuyện thức ăn cho chó.
3- Chỉ cho con chó ở duới tầng trệt ( bao gồm phòng khách, sân, bếp, nhà vệ sinh tầng trệt), không cho lên sô pha.
4- Nếu con chó tiểu bậy lên giẻ lau nhà hoặc giẻ lau chân, hoặc sô pha, chúng tôi sẽ tự giác giặt phơi sạch sẽ.
5- Sẽ luyện tập cho con chó ăn, đi vệ sinh, ngủ đúng chỗ ( vì con chó còn rất nhỏ nên rất dễ huấn luyện). Địa điểm là nhà vệ sinh tầng 1.
6- Chúng tôi sẽ học tập thật tự giác và chăm chỉ. Đối với Bầu sẽ không sa đà vào máy tính, khi nào dì Út gọi là đứng lên liền. Đối với Bí sẽ không chép thiếu bài, học bài đầy đủ. Không cãi lời dì Út và mẹ. Phân việc gì làm việc nấy, không đùn đẩy hoặc trốn tránh trách nhiệm.
7- Chúng tôi sẽ không để mẹ và dì Út phiền lòng về mọi chuyện cũng như việc nuôi chó.
Chúng tôi tha thiết mong dì Út phê chuẩn và thông qua cho chúng tôi. Xin dì Út mở lòng từ bi thuơng hại cho chúng tôi đang rất rất muốn có một con chó. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về những điều chúng tôi đã hứa ở trên. Nếu chúng tôi vi phạm, chúng tôi sẽ bị trừng phạt bởi pháp luật và tòa án lưong tâm.
                                                   Đà Nẵng , ngày 16 tháng 4 năm 2010
                                                                   Kính đơn
                                                                Nguyễn Hoài Giang ( Bầu)
                                                                 Nguyễn Hoàng Giang ( Bí )
P/S:  .Mẹ Bầu Bí post lá đơn xin nuôi chó của Bầu và Bí. Nhờ các bác, cô, chú, cậu, dì đọc và góp ý giúp với mẹ Bầu Bí là có nên nuôi chó hay ko? và nếu nuôi thì nên dạy con chó cách nào để nó ko làm ô nhiễm môi truờng. Rất mong nhận đuợc các góp ý của cả nhà.
Don1.jpg picture by mebaubi
Don2-1.jpg picture by mebaubi

Chủ Nhật, 11 tháng 4, 2010

Tiếc!

Trên đuờng đi dạo ven biển buổi sáng, tôi thừong hay dừng lại ngắm nghía một khu vườn nhỏ xanh ngắt, trong đó có một ngôi nhà trệt kiểu ba gian hai chái của một cặp vợ chồng già hưu trí. Ngôi nhà lọt thỏm trong một khoảnh đất rộng, bao quanh nó là vuờn xau xanh ngút ngát với đủ loại rau lang, rau dền, bù ngót, mấy cây ớt lúc nào cũng lúc lỉu quả nhờ chủ nhân chịu khó tuới tắm mỗi sáng , mỗi chiều. Bao quanh khoảnh vuờn là một hàng rào bằng dâm bụt, hoa nở đỏ rực trên nền xanh của lá, như một bức tranh thiên nhiên đẹp mà ko cần bất cứ bàn tay của ai sắp đặt. Tôi rất thích ngôi nhà và mảnh vuờn. Bởi lẽ chung quanh nó là những ngôi nhà ống cao vút, chật hẹp. Chủ nhân của các ngôi nhà đó tận dụng đến mức cao nhất những centimét đất cuối cùng để mở rộng không gian ở mà ko hề chú ý gì đến cây xanh. Điều này cũng dễ hiểu bởi con đuờng này là đường mặt tiền ven biển của Đà Nẵng, giá đất ở đây thuộc vào loại cao nhất nhì thành phố. Vì " tấc đất, tấc vàng" nên hễ ai mua đựoc đất trên con đừong này thì phải tận dụng bằng hết cho vừa với số tiền mà mình đã bỏ ra chứ. Âu cũng là lẽ thuờng tình trong thời buổi hiện nay, khi mà phong trào nhà ống và đất phân lô đang trở thành một hiện tuợng phổ biến trong xây dựng đô thị.
Ấy vậy mà, chỉ hơn một tháng ko đi trên con đừong này -  vì hội cà phê của mấy chị chuyển sang một quán khác ngược đuờng của tôi vẫn thuờng đi mỗi sáng - sáng nay chủ nhật thong thả, tôi trở ngựoc lại đừong cũ, tìm lại ngôi nhà và mảnh vừon mình vẫn yêu thích thì ôi thôi- một ngôi nhà ống đang xây dở nằm chễm chệ trên mảnh đất đang vưong vãi những gạch và vôi vữa. Vợ chồng ngừoi chủ nhà đang xăm xúi tuới nước cho bức từong gạch đang xây dở. Và bên cạnh ngôi nhà đang xây còn một khoảng đất trống đang chuẩn bị mở móng thêm một ngôi nhà ống mới. Tôi ngẩn nguời vì tiếc. Cũng không thể trách vợ chồng chủ nhà ấy, có thể họ bị thúc bách bởi con cháu vì bây giờ đất đang là một tài sản có giá trị lớn và có thể đánh đổi tình cảm của nhiều gia đình. Cũng có thể vì ông bà muốn thay đổi không gian sống cho phù hợp với hoàn cảnh xung quanh, bán bớt một khoảnh đất để có tiền duỡng già.
Dù thế nào đi nữa thì tôi cũng rất tiếc một khoảng xanh hiếm hoi ấy. Giá mà. . .

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

Hoa dại ven đuờng

Trên đuờng từ Đà Nẵng về Hội An có rất nhiều hoa dại mọc ven đuờng. Các loài hoa dại này mọc thành tùng khóm hai bên đuờng  và thuờng có màu tím. Không hiểu tại sao hoa dại thuờng có màu tím nhỉ? cái này mẹ Bầu Bí ko lý giải đựoc chỉ biết rằng có rất nhiều cung bậc màu tím từ hoa sim, hoa mua, rồi hoa trinh nữ ( hay còn gọi là hoa mắc cỡ; ngủ ngày), hoa muống biển. . .
Hôm qua mẹ Bầu Bí lại về Hội An cùng với bác Trinh. Đoạn rẽ từ thôn Trà Quế vào phố cổ, qua cánh đồng xanh mướt lúa có những cánh cò rập rờn đẹp ơi là đẹp. Bác Trinh ngắm nghía và bấm máy tanh tách. Còn máy ảnh của mẹ Bầu Bí thì vốn ko đuợc xịn cho lắm nên chỉ chụp mấy tấm ảnh hoa dại ven đuờng thôi. Cứ post lên cho vui nhà vậy.
Tim tím hoa mua
2.jpg picture by mebaubi
E ấp trinh nữ
3.jpg picture by mebaubi

Mênh mang lục bình
1.jpg Anh 1 picture by mebaubi
Còn hoa này thì mẹ Bầu Bí ko biết tên gì
4.jpg picture by mebaubi

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

Nhớ ba

Ngày mai là ngày giỗ ba. Con nhớ ba và post entry này để thấy ba luôn hiện hữu trong cuộc sống của con và nâng đỡ bước con đi mỗi ngày, dù bây giờ tuổi con đã ko còn trẻ nữa để thấy mình nhỏ dại.
Vậy là đã hơn 30 năm cha con mình xa cách rồi phải ko ba. Con cũng đã một mình lặn lội, bươn chải và trải qua bao thăng trầm của cuộc đời. Để đến lúc này, con luôn tự hào : con chưa làm điều gì để thấy mình ân hận; để vong linh ba ko được vui. Con có thể ngẩng đầu mà nói rằng : con đã làm tất cả để được sống và làm người. Làm một con người đúng nghĩa - dẫu cuộc đời con từ bé đã vất vả, long đong.
Nhà mình ngày xưa giàu lắm. Con chỉ biết có vậy qua chị Hai và mấy cô, mấy chú trong họ. Nhưng đến lúc con và Út sinh ra đời thì nhà mình đã qua thời ấy. Có lẽ do muốn tìm một mụn con trai để nối dõi tông đường nên ba đã phải trải qua nhiều biến động trong cuộc sống. Con thấu hiểu nỗi niềm này khi biết má đã trải qua hơn mười lần sinh nhưng cuối cùng chỉ giữ được mỗi mình chị Hai. Mẹ con cũng vậy, bốn lần sinh nở nhưng chỉ có con và Út. Lại là con gái. Con biết chuyện trọng nam khinh nữ ăn sâu trong tiềm thức những người dân quê mình nên chuyện ko có con trai là nỗi thất vọng lớn nhất đời ba. Con ra đời trong sự háo hức chờ đợi của cả nhà nhưng lại là gái. Sự thất vọng ấy lớn đến nỗi ba ko thèm tìm tên đặt cho con. Ba chặc lưỡi, nhà mình có con Kim Anh rồi, đặt tên cho hắn là Kim Em đi. Vậy là cái tên khiêm nhường ấy theo con suốt cả cuộc đời.
Con lớn lên mà ko sống với ba. Con ở với mẹ , lây lất cả ngày với đám trẻ con trong xóm, chơi đủ trò nghịch ngợm mà chỉ có mấy đứa con trai mới chịu nổi. Có lẽ do hoài vọng về một đứa con trai cho dòng tộc khi mang thai con,nên con sinh ra tính tình giống con trai nhiều hơn con gái. Con lì lợm, phá phách và ko biết khóc là gì. Đến năm con học lớp Hai, má mới đem con về ở chung với ba và em Út. Út từ nhỏ hay đau ốm lại là út ít nên được ba cưng chìu, còn con lì hay cãi nên hay bị ba đánh. Vậy là con đâm ra ganh tị với Út. Tối tối hai chị em ngủ chung với nhau con hay nhéo hắn và dọa hắn ko cho chơi cùng, Hắn sợ con một phép nhưng ko dám nói với ba. Có lẽ trong suốt cuộc đòi mình , chỉ có thời gian được sống với ba ( từ lớp Hai đến lớp Năm ) là con cảm thấy mình hạnh phúc nhất, dù hay bị ba đánh đòn vì tội trốn ngủ trưa đi tắm sông, đi hái trộm mận và chọc chó sủa cho hàng xóm đến mắng vốn.
Con lên lớp 4, sức khỏe của ba suy giảm, ba bị mờ cả hai mắt , chỉ có thể đi lại trong nhà. Má cũng bị đau nặng vì bị xuất huyết não ( bây giờ mới biết bệnh có tên ấy) chứ ngày trước toàn gọi lên tăng xông và liệt nửa người. Con nhớ hồi ấy, để có tiền chữa bệnh cho má, ba đã phải bán đi tất cả những của cải trong nhà từ cái đồng hồ treo tường, tủ chén bát sứ , rồi đến bộ ván gõ đẹp nhất trong làng , bộ bàn ghế, cái sập gụ lim. .. Những đồ vật đã gắn bó với gia đình mình từ những năm ba ăn nên làm ra. Nhà mình khánh kiệt. Bữa ăn của mấy cha con chỉ có canh hến nấu rau dền do con đi hái về sau giờ học và cá vụn, mắm cái . Họa hoằn lắm vào ngày giỗ, ngày tết nhà mình mới được ăn thịt heo. Con nhớ vì ăn hoài món đậu tây xào suông( đậu cô ve - trồng trong vườn nhà) mà đến bây giờ con Út ko bao giờ chịu ăn món ấy vì sợ. Nghèo khó, bệnh tật, nhưng chưa bao giờ con nghe ba than thở hay nhờ vả ai . Dù trước đó, khi còn khá giả , ba đã giúp rất nhiều người và họ đều sung túc.
Học hết lớp 5 con phải về quê ở với cậu để được đi học . Đến lúc ấy con mới biết khóc . Con khóc vì xa ba,xa má, xa con Út và thương thân mình. Những lần hiếm hoi được về thăm nhà, con ko hề kể cho ba nghe những vất vả, buồn tủi mà con phải chịu vì con sợ ba buồn. Cậu thương cháu , nhưng là đàn ông , cậu ít quan tâm đến những việc vặt vãnh nên con phải làm mọi việc nặng trong nhà và luôn bị mắng nhiếc là đồ ăn hại. Con ở quê ngoại được một năm thì giải phóng, con mừng như chim sổ lồng. Con về lại nhà mình, ba ko đủ sức cho con đi học vậy là ngày ngày con mang rổ bánh ra bán ngoài bến đò kiếm ít tiền chợ. May mà chị Hai thương em nhỏ dại, cho đi học lại nhưng nhà chị nghèo mà đàn con đến bảy đứa. Cả ba và má với con Út đều do một tay chị lo, thêm một miệng ăn nữa thì tội chị quá. Vậy là con đi làm ô sin giữ em, giúp việc nhà để được học tiếp. Điều làm con cảm thấy tự hào là dù nghèo, thiếu thốn mọi thứ nhưng con vẫn học giỏi và luôn là học sinh giỏi Văn của thị xã, của tỉnh. Và con đã học hết cấp ba bằng chính sức lao động của mình. Hè năm nào con cũng đi gánh đá , nấu cơm thuê và làm đủ việc mà người ta mướn mình để có tiền dành dụm mà mua sách vở đi học.
Con vào ĐH ko dễ dàng như các bạn cùng trang lứa. Trong lúc đi làm thuê, con vô tình được biết có tuyển sinh lớp Phóng viên báo chí của tỉnh QN-ĐN và con đã mò mẫm tự làm hồ sơ dự thi.Con ngố đến mức ko phân biệt được đâu là CTV và PV , nên trong lá đơn của con, con ghi xin thi vào lớp CTV. Và may mắn đã mỉm cười với con.Con đỗ đầu khóa, và sau một năm học tập , con là một trong số 6 người được tuyển thẳng về báo QN-ĐN. Con đã lặng lẽ làm việc và ôn thi ĐH để hai năm sau trúng tuyển vào ĐH Báo chí ở HN. Có lẽ chẳng bao giờ ba tin đứa con gái nghịch ngợm của ba lại trưởng thành như vậy, đúng ko hả ba. Con đã ra đời và làm đúng công việc mà con yêu thích . Dù cuộc sống riêng tư của con ko được trọn vẹn, nhưng con luôn tự hào về nghề nghiệp của mình và nhờ nó mà con có được hạnh phúc – hạnh phúc của người chọn được công việc phù hợp với mình.
Song điều luôn làm con băn khoăn, day dứt là khi con có được một cuộc sống đàng hoàng, đã có thể lo được cho ba thì ba ko còn. Nhiều bữa ăn, nhìn các con của mình ăn uống đầy đủ con nhớ ba đến quặn lòng và cứ thầm ước giá ba còn sống,con sẽ nấu những món ăn mà ba ưa thích, dù năm nào giỗ ba , con cũng nấu canh khoai môn, xào hành củ với thịt gà và thịt heo rang mặn. Và chắc hẳn ba sẽ thương yêu con hơn khi biết rằng , cái quá khứ khó nghèo hằn sâu trong con đến nỗi con ko quen ăn thịt cá. Với con, mỗi bữa ăn chỉ cần rau dưa là đủ, dù cuộc sống của con hiện nay ko đến nỗi nào.
Với con , điều quan trọng nhất trong cuộc đời mà con ko cảm thấy ân hận là con đã sống đúng theo lời dạy của ba” Đói cho sạch, rách cho thơm”. Con sẽ sống như vậy đến cuối đời và sẽ dạy cho hai con gái- cháu ngoại của ông- điều này. Họ hàng thường nói con giống ba. Con tự hào về điều đó . Giống ba có nghĩa là giống cái tính biết sống vì người khác, biết yêu cái đẹp ( nhìn ngôi nhà ba đã xây dựng từ hơn nửa thế kỷ đến bây giờ vẫn được khen là đẹp nhất làng con hiểu ba của con có cặp mắt rất tinh đời) , và ko bao giờ làm điều gì xấu dù biết rằng việc ấy sẽ đem lại lợi ích riêng cho mình. Mọi người thường tự hào về cha mẹ của mình là ông này, bà nọ. Còn con, con tự hào con được là con của ba - của một người ko có danh phận gì , bình thường giữa cuộc đời . Nếu có kiếp sau,con cũng xin được làm con của ba. Ba ơi, ba là người đàn ông con yêu thương và kính trọng nhất trên đời!

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Nhớ Tết phố xưa



Quê tôi là một làng nhỏ nép mình bên dòng sông Hoài. Từ nhà tôi xuống phố ( ở quê tôi mọi người thường gọi Hội An là phố) chỉ chừng dăm phút đi bộ, nhưng với đôi chân và suy nghĩ của những đứa trẻ ở độ tuổi tôi ngày ấy – phố là một thiên đường. Mỗi lần được xếp thứ hạng cao trong lớp, tôi lại được ba cho đi phố chơi. Với tôi đó là một niềm vui sướng không gì tả nổi. Đi phố với ba nghĩa là được ngắm phố phường, được ăn cao lầu và hễ mỏi chân thì được ba cho đi xích lô về nhà.
Đi chơi phố ngày thường đã vậy, đi chơi phố ngày tết – với tôi quả là không còn niềm hạnh phúc nào bằng. Tôi nhớ như in những cái Tết ngày còn thơ bé. Sáng mồng Một tết, chị em tôi xúng xính trong bộ quần áo còn nguyên mùi hồ theo chân ba tôi đi viếng mộ ông bà và chúc tết các cô, chú trong phố. Trong tôi, cái cảm giác vui mừng khi được người lớn lì xì cho những tờ tiền giấy mới cứng còn thơm mùi mực như còn theo mãi đến tận bây giờ. 
Phố phường Hội An ngày tết như khoác lên mình một bộ áo mới. Cái không gian buôn bán tất bật ngày thường đã biến mất, thay vào đó là một Hội An với những cánh cửa gỗ của các ngôi nhà dán đầy những câu đối đỏ, trên cao treo đèn lồng rực rỡ và trước hiên nhà nào cũng đầy những chậu hoa chen nhau khoe sắc thắm. Những ngôi nhà ngày thường vốn đóng cửa im ỉm nay cũng mở toang cho không khí tết ùa vào. Mùi hương trầm toả ngan ngát suốt từ đầu đường đến cuối phố. Tôi vừa đi vừa tò mò dán mắt vào những ngôi nhà của người Hoa dọc hai bên đường Nguyễn Thái Học được trang hoàng lộng lẫy như những cung điện mà ngày thường với tôi – nó bí ẩn như những câu chuyện cổ tích mà tôi thường đọc.Người đi chơi tết ken dày trên các đường phố hẹp. Trên gương mặt ai cũng nở nụ cười tươi kèm theo những lời chúc tụng may mắn, an lành. 
Ngày thường đi phố với ba chỉ độ dăm phút đã mỏi chân, còn ngày tết tôi lẽo đẽo theo chân ba đi hết nhà này qua nhà khác mà vẫn không thấy chán. Đến nhà nào, chị em tôi cũng được cô, chú cho nếm đủ thứ bánh mứt và những món ăn mà đến bây giờ mỗi khi nhớ đến tôi lại thấy cồn cào trong dạ. Đó là những chiếc bánh đậu xanh hạt sen được viên tròn như những hòn bi ve gói trong giấy bóng kính được trang trí bằng những tua rua nhiều màu sắc. Vị bánh ngọt lịm, thơm phức như tan ra trên đầu lưỡi, trôi đến đâu biết đến đấy. Lớn lên đi nhiều nơi, từng nếm nhiều loại bánh cao cấp nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận được vị ngon tuyệt vời như những chiếc bánh đậu xanh ở quê tôi những ngày tết tuổi ấu thơ.
Còn bây giờ, với tôi – mỗi lần về thăm phố ngày tết , tôi luôn cảm giác như mình đã đánh mất một vật gì quí báu mà không biết đó là thứ gì. Trở thành một thương hiệu du lịch nổi tiếng, Hội An ngày nào cũng tràn ngập du khách. Nhà hàng, cửa hiệu buôn bán hàng lưu niệm mọc ken dày trên phố và mở cửa hầu như quanh năm- kể cả những ngày tết - để phục vụ khách du lịch.Người ở phố bận rộn với chuyện buôn bán, mưu sinh nên cũng chẳng còn quan tâm đến chuyện lo Tết như ngày xưa. Và cũng chẳng còn ai chịu khó ngồi làm mứt gừng, gói bánh tét, bánh nổ, bánh hột sen như những ngày tôi còn thơ ấu. 
Dẫu biết rằng đó là tín hiệu tốt để phố của tôi vươn lên trong xu thế hội nhập, để người dân quê tôi thoát nghèo; nhưng cứ mỗi lần tết về trong lòng tôi vẫn man mác buồn - một nỗi buồn không gọi thành tên!

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Hoa Đà Lạt

May mà cứu đựoc cái thẻ nhớ nên những tấm ảnh hoa của mình chụp không bị mất. Hôm nay mới rảnh để post lên. Mẹ Bầu Bí vốn mê hoa nên có những loài hoa mẹ Bầu Bí thích thì chụp chứ không biết tên, nên mẹ BB tạm gọi là Không tên. Dù có tên hay không tên thì hoa nào cũng đẹp. Mời cả nhà cùng ngắm , để xem tay nghề của mẹ Bầu Bí có lên đuợc chút nào không nhé!
Hoa1.jpg Hoa 1 picture by mebaubi
Hoa tím bên hồ
MaiAnhao.jpg Hoa 10 picture by mebaubi
Mai anh đào bên hồ Xuân Huơng
Hoa9.jpg Hoa 9 picture by mebaubi
Hình như là một loài địa lan
Hoa8.jpg Hoa 8 picture by mebaubi
Cúc tím
Hoa7.jpg Hoa 7 picture by mebaubi
Không tên 1
Hoa4.jpg Hoa 4 picture by mebaubi
Không tên 2
Hoa6.jpg Hoa 6 picture by mebaubi
Hoa này tên rất đẹp nhưng mẹ BB không nhớ nên cứ gọi là Không tên 3
Hoa3.jpg Hoa 3 picture by mebaubi
Không  tên 4
Hoa2.jpg Hoa 2 picture by mebaubi
Còn đây là hoa hồng.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2010

Dân Quảng Nam - không cãi mới lạ!

Không cãi , không phải ngừoi Quảng Nam. Đó là một nhận xét khá bao quát và chính xác về con nguời xứ Quảng. Cãi là một thuộc tính và chính điều đó đã làm nên sự khác biệt của nguời Quảng Nam với các vùng miền khác. Nghe không thuận tai – cãi, nghe thuận tai – cũng cãi, tóm lại là cãi tất tần tật – cãi nhưng vẫn nghe và làm theo cái đúng.
Về bất cứ làng quê nào ở Quảng Nam, nếu muốn hỏi đừong, bạn sẽ nhận đuợc câu trả lời như một câu hỏi nguợc lại của ngừoi đựoc hỏi và nghe xong thì tức anh ách vì cách nói ngang ngang của ngừoi Quảng Nam. Năm 1986, tôi tìm về xã Duy Trinh ( huyện Duy Xuyên) để viết về nghề trồng dâu nuôi tằm ở đây. Đạp xe từ ngã ba Nam Phước lên tới nhà thờ Trà Kiệu, đang lớ ngớ trước một cái ngã ba không biết nên rẽ lối nào về HTX dệt Duy Trinh , gặp một bác nông dân đang vác cái cuốc trên vai duới ruộng buớc lên tôi đạp rấn tới rồi dừng lại hỏi đuờng. Nghe tôi hỏi: Bác ơi, cho con hỏi đừong ni về HTX Dệt Duy Trinh phải không bác? Bác nông dân không trả lời vào câu hỏi của tôi mà nói thủng thẳng như để mỗi mình nghe: Đường ni không đi về Duy Trinh chớ đi mô ?. Vậy đó, nếu không phải dân Quảng Nam thì sẽ chẳng biết đừong nào mà lần, bởi lẽ nguời Quảng Nam hay nói nguợc lại. Thay vì trả lời : Đúng rồi, đừong ni đi về Duy Trinh đó. Hay : Ừ, đi thẳng đuờng ni là tới Duy Trinh thì bác nông dân đó lại biến câu trả lời thành câu hỏi ngựoc lại.
Một đồng nghiệp của tôi( nhà báo Trưong Điện Thắng ) kể rằng: Một lần anh đựoc phân công về HTX nông nghiệp Bình Tú ( huyện Thăng Bình) viết bài.  Hồi đó, trụ sở của các cơ quan xây dựng không khang trang và có bảng hiệu hoành tráng như bây giờ nên anh không tìm thấy trụ sở của HTX ở đâu bèn lân la hỏi ngừoi đi đuờng. Lúc đi ngang một ngôi nhà cũ kỹ không thấy có biển hiệu gì , gặp một cậu học trò đạp xe đi nguợc lại, anh hỏi cậu : Em ơi, HTXNN Bình Tú ở đâu? Cậu học trò nói ngang ngang: Bộ đui na không thấy? Thì ra ngôi nhà cũ mà anh Thắng vừa đi ngang là trụ sở làm việc của HTXNN Bình Tú. Cậu học trò ấy không những không chỉ đừong mà còn mắng nguời hỏi đuờng bằng một câu khá ác khẩu. Đó là cái cách trả lời của nguời Quảng Nam mặc dù họ không có ác ý gì.
Ai là dân Quảng Nam cũng đều quen với cái cách trả lời ngược ngạo không giống ai này. Nếu gặp một bà già cầm rổ đi chợ, hỏi: Bác đi chợ hả bác? Bà già này sẽ hỏi lại ngay: Ủa, chớ tau không đi chợ thì đi chơi na? Hoặc nếu hỏi thăm sức khỏe: Lâu ni bác vẫn mạnh giỏi chớ? Thì sẽ nhận đựoc câu trả lời rất cắc cớ: Chớ mi thấy tau bịnh hồi mô?. Tuy khẩu khí ngang nguợc như vậy, nhưng nguời dân Quảng Nam rất hồn hậu và tâm địa rất tốt. Họ nghĩ sao nói vậy, không màu mè, đưa đẩy. Nếu đến nhà ai, gặp bữa cơm mà chủ nhà mời một câu thì cứ tự nhiên ngồi vào mâm chứ đừng đợi mời câu thứ hai. Sẽ không ai mời câu thứ hai đâu, bởi lẽ không ăn thì thôi, không ai rảnh mô mời hoài. Nguời Quảng Nam không quen khách khí và mời chào đon đả như nguời Bắc. Họ “ ăn cục, nói hòn” và hễ cãi là cãi tới cùng.
Tôi kể lại chuyện tôi bị ăn đòn giữa chợ hồi nhỏ vì cái tật cãi. Lúc tôi mới 8 tuổi, ba tôi cho tôi đi theo chị Hai tôi để học buôn học bán. Bữa chiều đó chị Hai tôi bưng trái mít chín ra chợ Ngọc Thành bán và dắt tôi đi theo. Ra chợ đựoc một lúc, có bà kia đến hỏi chị Hai tôi trái mít bao nhiêu tiền. Chị tôi ra giá 20 đồng. Bà kia trả 10 đồng, chị Hai tôi nói: Hồi nãy có nguời trả tui 15 đồng rồi mà chưa bán. Thấy vậy, tôi bật ra cãi: Nãy chừ có ai trả mô? Chị Hai tôi tức quá, tát tôi một tai thật đau. Tôi vừa khóc vừa ráng gân cổ lên cãi: Chớ chi nữa, hồi nãy chừ em có thấy ai trả đồng mô đâu? Chị Hai tôi tức quá, tát thêm cho một tai nữa và than: Trời ơi, ngu chi ngu dữ rứa trời. Buôn bán mà thiệt thà kiểu nớ chắc hết vốn.
( Báo TT đang có một hồ sơ rất hot về chuyện cãi của dân Quảng Nam. Mẹ Bầu Bí là dân Quảng Nam " chính hiệu con nai vàng ngơ ngác" bèn viết cái này ra góp chuyện)