Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Chúng ta mang dòng máu Đại Việt

Đó là tựa đề  một bài viết trong mục Thời sự và suy nghĩ trên Tuổi Trẻ ( số ra ngày hôm nay 30.6). Đọc xong bài báo tôi nghe lòng mình lắng lại nhiều cảm xúc. Và lại nhớ đến hai câu thơ cuối trong bài thơ Quê huơng của Đỗ Trung Quân " Quê huơng nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành nguời “.
Bài báo cho biết, gia đình nhỏ gồm sáu ngừoi của ông Lý Xưong Căn – hậu duệ đời thứ  31 của Hoàng thúc Lý Long Tường – dòng dõi nhà Lý sau gần 800 năm trôi dạt nơi đất khách quê nguời đã tìm về cố hưong và ngày hôm qua 29.6.2010 đã chính thức nhập quốc tịch Việt và trở thành công dân của nước Việt Nam. Tác giả bài viết kể rằng, trong buổi lễ, ông Lý Xương Căn đã nghẹn ngào  nói bằng một thứ tiếng Việt rất chật vật, khó nghe: “Tuy trái tim tôi chỉ còn một chút máu Việt, nhưng nó vẫn luôn luôn đập theo nhịp của quê cha đất tổ VN”. Đọc tới đây, tự dưng mắt tôi cay cay. Ôi, trái tim Việt - dù ở bất kỳ đâu cũng luôn huớng nhịp đập về đất mẹ. Và tôi thấy tự hào tôi đựoc là ngừoi Việt.
 “ Hoàng tử Lý Long Tường ra đi năm 1226. Hậu duệ 31 đời của ông, doanh nhân Lý Xương Căn tìm về đền Đô, Bắc Ninh năm 1992 - đất phát tích của nhà Lý và chính thức trở thành “người Việt” vào tháng 6-2010. 784 năm, với lịch sử đã là bao nhiêu triều đại hưng phế, với những cuộc đời tha hương lại càng dằng dặc. Chính sử Cao Ly còn ghi lại nhiều người thuộc dòng họ Lý Hoa Sơn đã thành đạt ở Cao Ly: có người  đỗ tiến sĩ, có người làm quan giữ tước cao như Nghệ văn quán Đại đề học, Lễ tào tham nghị, Giám tu quốc sử, Thượng thư hữu bộc xạ... Còn ông Lý Xương Căn thì kể: dòng họ chúng tôi, từ đời này sang đời khác, đều nhắc nhở nhau tổ tiên chúng ta ở Đại Việt, chúng ta mang dòng máu VN.Gần 800 năm trước, do những biến động của lịch sử, một người Việt đã lìa xứ ra đi, một dòng máu Việt nảy nở và kết trái đơm hoa trên đất mới. Và hôm nay có những cuộc tìm về...Ông Lý Xương Căn về nước, việc đầu tiên là thắp hương ở đền Đô  - nơi thờ tám vị vua nhà Lý, rồi nhận bà con, tiếp nữa là lập Hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt, Hội kỷ niệm hoàng tử Lý Long Tường, sau nữa mới là các hoạt động kinh doanh, đầu tư về VN. Trong mọi quyết định, mọi hành động của giọt máu Việt ở nơi xa, tình yêu quê hương đất tổ vẫn là điều cốt yếu.”
Không phải chỉ hôm nay mà ngay từ xa xưa, trong bể dâu của lịch sử, tổ tiên của ông Lý Xương Căn là Hoàng thúc Lý Long Tường - hậu duệ bốn đời của vua Lý Thái Tổ dù phải lên đường vượt biển tị nạn và trôi dạt vào bán đảo Wung Jin trên bờ biển Koryo (âm Hán Việt là Cao Ly - tên gọi cũ của Hàn Quốc), dù đã lập nên võ công hiển hách chống ngoại xâm và được vua Cao Ly phong tước Hoa Sơn tướng quân, con cháu đời đời sinh sống trên đất Hoa Sơn vẫn ngày đêm ngóng về mảnh đất Đại Việt xa xôi. Và Đại sứ Hàn Quốc Park Suk Hwan kể lại một truyền thuyết dân gian Hàn Quốc về Hoa Sơn tướng quân rằng : “Tương truyền, thời bấy giờ trên núi Kwangdae ở Wungjin có một cái am và mỗi sáng mỗi tối, hoàng thúc Lý Long Tường thường lên đó hướng về cố quốc mà khóc để thỏa nỗi nhớ mong, nên người ta gọi đó là Vọng quốc đàn”.
Tác giả bài báo là bạn tôi kể rằng, nghe đại sứ Park Suk Hwan kể lại truyền thuyết này, những ngừoi có mặt tại buổi lễ  nhập quốc tịch Việt cho gia đình ông Lý Xuơng Căn đều rưng rưng nước mắt. Tôi chỉ đọc và nghe kể lại mà cũng thấy nước mắt  tràn mi. Chợt muờng tượng ra cảnh mỗi sáng, mỗi tối , hoàng thúc Lý Long Từong lại trèo lên núi, ngoảnh mặt về cố quốc mà khóc mới thấy mình thật hạnh phúc vì đang đựoc sống ngay trên quê huơng mình , dù trên mảnh đất này còn quá nhiều khó khăn, vất vả, dân mình còn đói ăn, thiếu mặc và còn nhiều lắm những trăn trở đời thuờng. Tôi yêu mảnh đất này vì một điều đơn giản – tôi là nguời Việt.

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

Dì Nhân và nhà Dây leo xanh

Chị Thu Nhân vừa có một cuộc gặp rất vui tại nhà dây leo xanh vào trưa chủ nhật 20.6 vừa rồi. Mẹ Bầu Bí rất vui vì bạn bè trên blog ( ngoài okoka là em rồi)  thì dì Nhân là ngừoi đầu tiên đến thăm nhà Bầu Bí và thưởng thức món mì Quảng do mẹ Bầu Bí nấu (đó, bạn bè thấy ghen tị với chị Thu Nhân chưa) .

 Mẹ Bầu Bí có lời mời cả nhà, hễ ai đến Đà Nẵng thì nhớ ghé lại nhà dây leo xanh nhé! Ko chỉ có mì Quảng, mẹ Bầu Bí còn có nhiều món khác, mà món nào cũng rất chi là ngon và khoái khẩu nữa. He he.

Mẹ Bầu Bí đem entry Nhà dây leo xanh ở Hải Châu từ blog của chị Thu Nhân về để minh chứng với cả nhà rằng mẹ Bầu Bí mời bạn bè với tất cả  tấm lòng và sự yêu quý cả nhà.

Nhà Dây leo xanh ở Hải Châu

Ngày 20-6-2010,

Quận Hải Châu - Đà Nẵng

Trừ Okoka thì tôi là người đầu tiên của xóm blog đến thăm ngôi nhà có giàn hoa sứ quân tử. Một ngôi nhà xinh xắn, ấm cúng và thân thiện. 

Ở đó, tôi đã gặp "Cảnh sát trưởng" nghiêm khắc nhưng rất dễ gần - người giữ bình yên và trật tự cho "thành phố tình yêu"

Ở đó, tôi đã có một bữa trưa rất đặc biệt với món mì Quảng mà dù ăn kiêng, tôi cũng đánh luôn hai tô! Và đến khi ăn xong, tôi mới ngớ người ra là mình lẽ ra phải chộp ít nhất vài tấm hình để khoe chứ!

Ở đó, tôi đã có một khoảnh khắc tâm tình với em Kim, nụ cười và nước mắt về những câu chuyện muôn đời của những người phụ nữ 

Ở đó, tôi đã có một giấc trưa không ngủ với hai cô cháu gái dễ thương, tươi tắn, hồn nhiên với tiếng dương cầm tuy còn non nớt nhưng nhiều hứa hẹn

Đây là Bầu :

 

Và đây là Bí:

Mẹ Kim ngắm con gái đàn, nụ cười hạnh phúc chưa!

Và đây là :

Còn đây là:

Giữ ở đây một góc phòng khách nhà em Kim:

Một góc sân:

Một góc khác với Bầu và Bí:

Trước lúc từ giã:

Và ở đó, tôi thấy mình đã giàu có thêm bao nhiêu.

Tạm biệt Đà Nẵng,

Tạm biệt ngôi nhà màu xanh và những nụ cười

Mong sớm lần gặp lại