Không cãi , không phải ngừoi Quảng Nam. Đó là một nhận xét khá bao quát và chính xác về con nguời xứ Quảng. Cãi là một thuộc tính và chính điều đó đã làm nên sự khác biệt của nguời Quảng Nam với các vùng miền khác. Nghe không thuận tai – cãi, nghe thuận tai – cũng cãi, tóm lại là cãi tất tần tật – cãi nhưng vẫn nghe và làm theo cái đúng.
Về bất cứ làng quê nào ở Quảng Nam, nếu muốn hỏi đừong, bạn sẽ nhận đuợc câu trả lời như một câu hỏi nguợc lại của ngừoi đựoc hỏi và nghe xong thì tức anh ách vì cách nói ngang ngang của ngừoi Quảng Nam. Năm 1986, tôi tìm về xã Duy Trinh ( huyện Duy Xuyên) để viết về nghề trồng dâu nuôi tằm ở đây. Đạp xe từ ngã ba Nam Phước lên tới nhà thờ Trà Kiệu, đang lớ ngớ trước một cái ngã ba không biết nên rẽ lối nào về HTX dệt Duy Trinh , gặp một bác nông dân đang vác cái cuốc trên vai duới ruộng buớc lên tôi đạp rấn tới rồi dừng lại hỏi đuờng. Nghe tôi hỏi: Bác ơi, cho con hỏi đừong ni về HTX Dệt Duy Trinh phải không bác? Bác nông dân không trả lời vào câu hỏi của tôi mà nói thủng thẳng như để mỗi mình nghe: Đường ni không đi về Duy Trinh chớ đi mô ?. Vậy đó, nếu không phải dân Quảng Nam thì sẽ chẳng biết đừong nào mà lần, bởi lẽ nguời Quảng Nam hay nói nguợc lại. Thay vì trả lời : Đúng rồi, đừong ni đi về Duy Trinh đó. Hay : Ừ, đi thẳng đuờng ni là tới Duy Trinh thì bác nông dân đó lại biến câu trả lời thành câu hỏi ngựoc lại.
Một đồng nghiệp của tôi( nhà báo Trưong Điện Thắng ) kể rằng: Một lần anh đựoc phân công về HTX nông nghiệp Bình Tú ( huyện Thăng Bình) viết bài. Hồi đó, trụ sở của các cơ quan xây dựng không khang trang và có bảng hiệu hoành tráng như bây giờ nên anh không tìm thấy trụ sở của HTX ở đâu bèn lân la hỏi ngừoi đi đuờng. Lúc đi ngang một ngôi nhà cũ kỹ không thấy có biển hiệu gì , gặp một cậu học trò đạp xe đi nguợc lại, anh hỏi cậu : Em ơi, HTXNN Bình Tú ở đâu? Cậu học trò nói ngang ngang: Bộ đui na không thấy? Thì ra ngôi nhà cũ mà anh Thắng vừa đi ngang là trụ sở làm việc của HTXNN Bình Tú. Cậu học trò ấy không những không chỉ đừong mà còn mắng nguời hỏi đuờng bằng một câu khá ác khẩu. Đó là cái cách trả lời của nguời Quảng Nam mặc dù họ không có ác ý gì.
Ai là dân Quảng Nam cũng đều quen với cái cách trả lời ngược ngạo không giống ai này. Nếu gặp một bà già cầm rổ đi chợ, hỏi: Bác đi chợ hả bác? Bà già này sẽ hỏi lại ngay: Ủa, chớ tau không đi chợ thì đi chơi na? Hoặc nếu hỏi thăm sức khỏe: Lâu ni bác vẫn mạnh giỏi chớ? Thì sẽ nhận đựoc câu trả lời rất cắc cớ: Chớ mi thấy tau bịnh hồi mô?. Tuy khẩu khí ngang nguợc như vậy, nhưng nguời dân Quảng Nam rất hồn hậu và tâm địa rất tốt. Họ nghĩ sao nói vậy, không màu mè, đưa đẩy. Nếu đến nhà ai, gặp bữa cơm mà chủ nhà mời một câu thì cứ tự nhiên ngồi vào mâm chứ đừng đợi mời câu thứ hai. Sẽ không ai mời câu thứ hai đâu, bởi lẽ không ăn thì thôi, không ai rảnh mô mời hoài. Nguời Quảng Nam không quen khách khí và mời chào đon đả như nguời Bắc. Họ “ ăn cục, nói hòn” và hễ cãi là cãi tới cùng.
Tôi kể lại chuyện tôi bị ăn đòn giữa chợ hồi nhỏ vì cái tật cãi. Lúc tôi mới 8 tuổi, ba tôi cho tôi đi theo chị Hai tôi để học buôn học bán. Bữa chiều đó chị Hai tôi bưng trái mít chín ra chợ Ngọc Thành bán và dắt tôi đi theo. Ra chợ đựoc một lúc, có bà kia đến hỏi chị Hai tôi trái mít bao nhiêu tiền. Chị tôi ra giá 20 đồng. Bà kia trả 10 đồng, chị Hai tôi nói: Hồi nãy có nguời trả tui 15 đồng rồi mà chưa bán. Thấy vậy, tôi bật ra cãi: Nãy chừ có ai trả mô? Chị Hai tôi tức quá, tát tôi một tai thật đau. Tôi vừa khóc vừa ráng gân cổ lên cãi: Chớ chi nữa, hồi nãy chừ em có thấy ai trả đồng mô đâu? Chị Hai tôi tức quá, tát thêm cho một tai nữa và than: Trời ơi, ngu chi ngu dữ rứa trời. Buôn bán mà thiệt thà kiểu nớ chắc hết vốn.
( Báo TT đang có một hồ sơ rất hot về chuyện cãi của dân Quảng Nam. Mẹ Bầu Bí là dân Quảng Nam " chính hiệu con nai vàng ngơ ngác" bèn viết cái này ra góp chuyện)