Không cãi , không phải ngừoi Quảng Nam . Đó là một nhận xét khá bao quát và chính xác về con nguời xứ Quảng. Cãi là một thuộc tính và chính điều đó đã làm nên sự khác biệt của nguời Quảng Nam với các vùng miền khác. Nghe không thuận tai – cãi, nghe thuận tai – cũng cãi, tóm lại là cãi tất tần tật – cãi nhưng vẫn nghe và làm theo cái đúng.
Về bất cứ làng quê nào ở Quảng Nam, nếu muốn hỏi đừong, bạn sẽ nhận đuợc câu trả lời như một câu hỏi nguợc lại của ngừoi đựoc hỏi và nghe xong thì tức anh ách vì cách nói ngang ngang của ngừoi Quảng Nam. Năm 1986, tôi tìm về xã Duy Trinh ( huyện Duy Xuyên) để viết về nghề trồng dâu nuôi tằm ở đây. Đạp xe từ ngã ba Nam Phước lên tới nhà thờ Trà Kiệu, đang lớ ngớ trước một cái ngã ba không biết nên rẽ lối nào về HTX dệt Duy Trinh , gặp một bác nông dân đang vác cái cuốc trên vai duới ruộng buớc lên tôi đạp rấn tới rồi dừng lại hỏi đuờng. Nghe tôi hỏi: Bác ơi, cho con hỏi đừong ni về HTX Dệt Duy Trinh phải không bác? Bác nông dân không trả lời vào câu hỏi của tôi mà nói thủng thẳng như để mỗi mình nghe: Đường ni không đi về Duy Trinh chớ đi mô ?. Vậy đó, nếu không phải dân Quảng Nam thì sẽ chẳng biết đừong nào mà lần, bởi lẽ nguời Quảng Nam hay nói nguợc lại. Thay vì trả lời : Đúng rồi, đừong ni đi về Duy Trinh đó. Hay : Ừ, đi thẳng đuờng ni là tới Duy Trinh thì bác nông dân đó lại biến câu trả lời thành câu hỏi ngựoc lại.
Một đồng nghiệp của tôi( nhà báo Trưong Điện Thắng ) kể rằng: Một lần anh đựoc phân công về HTX nông nghiệp Bình Tú ( huyện Thăng Bình) viết bài. Hồi đó, trụ sở của các cơ quan xây dựng không khang trang và có bảng hiệu hoành tráng như bây giờ nên anh không tìm thấy trụ sở của HTX ở đâu bèn lân la hỏi ngừoi đi đuờng. Lúc đi ngang một ngôi nhà cũ kỹ không thấy có biển hiệu gì , gặp một cậu học trò đạp xe đi nguợc lại, anh hỏi cậu : Em ơi, HTXNN Bình Tú ở đâu? Cậu học trò nói ngang ngang: Bộ đui na không thấy? Thì ra ngôi nhà cũ mà anh Thắng vừa đi ngang là trụ sở làm việc của HTXNN Bình Tú. Cậu học trò ấy không những không chỉ đừong mà còn mắng nguời hỏi đuờng bằng một câu khá ác khẩu. Đó là cái cách trả lời của nguời Quảng Nam mặc dù họ không có ác ý gì.
Ai là dân Quảng Nam cũng đều quen với cái cách trả lời ngược ngạo không giống ai này. Nếu gặp một bà già cầm rổ đi chợ, hỏi: Bác đi chợ hả bác? Bà già này sẽ hỏi lại ngay: Ủa, chớ tau không đi chợ thì đi chơi na? Hoặc nếu hỏi thăm sức khỏe: Lâu ni bác vẫn mạnh giỏi chớ? Thì sẽ nhận đựoc câu trả lời rất cắc cớ: Chớ mi thấy tau bịnh hồi mô?. Tuy khẩu khí ngang nguợc như vậy, nhưng nguời dân Quảng Nam rất hồn hậu và tâm địa rất tốt. Họ nghĩ sao nói vậy, không màu mè, đưa đẩy. Nếu đến nhà ai, gặp bữa cơm mà chủ nhà mời một câu thì cứ tự nhiên ngồi vào mâm chứ đừng đợi mời câu thứ hai. Sẽ không ai mời câu thứ hai đâu, bởi lẽ không ăn thì thôi, không ai rảnh mô mời hoài. Nguời Quảng Nam không quen khách khí và mời chào đon đả như nguời Bắc. Họ “ ăn cục, nói hòn” và hễ cãi là cãi tới cùng.
Tôi kể lại chuyện tôi bị ăn đòn giữa chợ hồi nhỏ vì cái tật cãi. Lúc tôi mới 8 tuổi, ba tôi cho tôi đi theo chị Hai tôi để học buôn học bán. Bữa chiều đó chị Hai tôi bưng trái mít chín ra chợ Ngọc Thành bán và dắt tôi đi theo. Ra chợ đựoc một lúc, có bà kia đến hỏi chị Hai tôi trái mít bao nhiêu tiền. Chị tôi ra giá 20 đồng. Bà kia trả 10 đồng, chị Hai tôi nói: Hồi nãy có nguời trả tui 15 đồng rồi mà chưa bán. Thấy vậy, tôi bật ra cãi: Nãy chừ có ai trả mô? Chị Hai tôi tức quá, tát tôi một tai thật đau. Tôi vừa khóc vừa ráng gân cổ lên cãi: Chớ chi nữa, hồi nãy chừ em có thấy ai trả đồng mô đâu? Chị Hai tôi tức quá, tát thêm cho một tai nữa và than: Trời ơi, ngu chi ngu dữ rứa trời. Buôn bán mà thiệt thà kiểu nớ chắc hết vốn.
( Báo TT đang có một hồ sơ rất hot về chuyện cãi của dân Quảng Nam. Mẹ Bầu Bí là dân Quảng Nam " chính hiệu con nai vàng ngơ ngác" bèn viết cái này ra góp chuyện)
Nhận đồng hương.Cãi cũng hay nhưng cũng nên có văn hóa cãi chứ dễ sinh ra hiểu lầm!
Trả lờiXóaha ha, người Quảng nghe chuyện người Quảng còn tức cười chị ha...dân mình thường bị nói là cộc lốc, khô khan...nhưng thực ra trong tận tâm hồn họ tốt biết bao...nhớ Quảng Nam kì lạ!Địa danh chị nhắc tới gần nhà ngoại của mẹ King luôn!
Trả lờiXóahahah... em hg có cãi nè ;)
Trả lờiXóaNgười ta nói rằng: (hai chấm xuống hàng)
Trả lờiXóaQuảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay thưa.
Thiệt ra tới khi đi làm cháu nó mới biết câu này dì ạ. Trong bữa họp, cháu nó có cãi về vài vấn đề be bé, thế là bị sếp phán cho một câu, cháu nó nhục quá im re từ dạo ấy. Dì ơi, dì thương cháu nó không? Thương dân Quảng Nam không? Riết rồi đi đâu cũng không dám mở miệng, vì sợ củng cố cho cái văn hoá ấy.
Nay cháu nó đã lớn rồi, đằng nào cũng mang trong mình "ròng máu anh hùng", cháu nó cứ cãi cho đời thêm tươi.
Quảng Nam hay cải , Quảng Ngãi hay co mà lị !!
Trả lờiXóaHa Ha !!
Thế mà dân Quảng Ngãi cũng cãi từa lưa đây Bầu Bí ơi...
Trả lờiXóaKhông cãi mới là chuyện "lọa" đó!Hihi..
Trả lờiXóaDĩ nhiên rồi, chứ chẳng khi không ông cha mình kết luận rằng " Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo..."
Trả lờiXóaThe y cua BB la gi ? Ba?n tinh cua nguoi QN nhu the la tot hay xau BB ? Co can thay doi hay ko ? Hehe.
Trả lờiXóaChay day , khong dam o lau so nghe cai ! Ikik
Ở nhà em cũng hay nhắc câu này với ba của Nấm nè chị :P
Trả lờiXóaBài này hay hơn mấy bài trong hồ sơ của TT đó chị. :))
Trả lờiXóaThiệt ra, chuyện này cũng có phần nặng về thành kiến, mình thấy chừ bớt bớt rồi...( tớ dân Dalat, nhiều người Quảng, và làm báo TN hơn một năm mờ)
Trả lờiXóaCháu nó vô đây thấy có 13 cái comment, sợ quá, thôi làm thêm cái nữa rồi về. Hĩ!
Trả lờiXóaSao chị không cãi chị Hai: "Ai biểu chị là em ngu? Ngu mà đi thi hs giỏi văn giật giải na?"Hiiiii
Trả lờiXóaĐọc cái này em nhớ mấy người bạn QN của mình thời SV quá!
Qua đây chúc mừng chị "Cãi vì dân sinh" rồi mới đọc entry nè hihihi
Trả lờiXóaEm có quen mấy đồng nghiệp QN, em thấy họ nói chuyện dịu dàng lắm, chưa thấy họ cãi nên chưa biết vụ này.
Trả lờiXóaTưởng tượng ra cảnh cô bé 8 tuổi vừa khóc vừa cãi dễ thương quá!
Trả lờiXóaChị cũng mới vừa xem loạt bài ấy rồi. Vui thiệt đó.
Trả lờiXóaCãi là nét cá tính độc đáo của người Quảng mờ. Hay chứ. Tất nhiên là đừng quá, dễ sinh phiền lòng, em hỉ?
Và đây , comment trên TT của một "con mẹ" không phải người xứ Quảng :
Trả lờiXóaThực ra , tính "cãi" chưa hẳn là một "đặc sản" của người dân xứ Quảng mà theo bản thân tôi, nó tồn tại như một thuộc tính của nhiều dân tộc trên đất nước mình. Nhưng sở dĩ, "Quảng Nam hay cãi" có thể trở thành một "thương hiệu" khác hẳn với tính cách "nam bộ ngang tàng" và càng khác với cái "thâm nho Bắc Hà" đó là do...cái "duyên" cãi của người Quảng. Cái duyên này, nói theo "chữ nghĩa văn hoa" thì ta gọi là "phản biện có cơ sở" hoặc "lý luận ...biện chứng". Người Quảng Nam , xuất phát từ điều kiện sống , điều kiện thiên nhiên không ưu đãi, họ phải vật lộn rất vất vả để tìm đường mưu sinh nên luôn luôn trang bị cho mình cái tính với bất cứ chuyện chi cũng săm soi kỹ càng và nghe ngóng cẩn thận. Bởi, con đường sống nhọc nhằn không cho phép họ "thử nghiệm" để có "trải nghiệm" hoặc "tới đâu tới" như người dân xứ khác. Họ định làm là chắc mới làm, nên khi nói thì lời nói cũng chắc như rìu sắc chặt cột. Đã vậy, từ bao đời nay, khúc ruột miền Trung này, xa thì không hẳn xa , mà gần thì cũng không hẳn là gần...mặt trời, cứ làng nhàng cửa giữa, nên nhiều chức lại quan nha cũng làng nhàng chi phụ mẫu khiến dân tình ...ngứa mắt mà ...la làng. Người xứ Quảng thấy việc bất bằng từ cỡ nhỏ đến cỡ ...lớn tày đình là ...ra miệng. Riết rồi, cứ việc chi có liên quan đến chuyện ...cãi thì người ta ...gán luôn cho người Quảng Nam. Mà cái cãi của người Quảng nó duyên, nó vững lý nên ít khi người bị cãi ...cãi cho lại...và tính cách này, theo tôi, giá có thể truyền như .... truyền máu để cho quan phụ mẫu nào cũng biết cãi...cấp trên của mình thay vì ...chỉ lo nạt cấp dưới, thì có đâu nhiều việc hiện nay ở ta lại nhiễu nhương thế này. Ngay đất Quảng Nam bây giờ, tính cách này cũng nhiều phần nhạt nhẽo, hoặc chỉ còn đậm đà trong dân mà lơi lạt trong quan, nên chi bao nhiêu chuyện đau lòng nó mới xảy ra ...Vài lời "thưa bẩm" lại cùng nhà văn Vũ Đức Sao Biển chứ không dám gọi đây là "cãi", vì xin thưa tôi chỉ là một fan của Quảng Nam hay cãi chớ không có chút máu Quảng Nam nào trong người ...