Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

Chúng ta mang dòng máu Đại Việt

Đó là tựa đề  một bài viết trong mục Thời sự và suy nghĩ trên Tuổi Trẻ ( số ra ngày hôm nay 30.6). Đọc xong bài báo tôi nghe lòng mình lắng lại nhiều cảm xúc. Và lại nhớ đến hai câu thơ cuối trong bài thơ Quê huơng của Đỗ Trung Quân " Quê huơng nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành nguời “.
Bài báo cho biết, gia đình nhỏ gồm sáu ngừoi của ông Lý Xưong Căn – hậu duệ đời thứ  31 của Hoàng thúc Lý Long Tường – dòng dõi nhà Lý sau gần 800 năm trôi dạt nơi đất khách quê nguời đã tìm về cố hưong và ngày hôm qua 29.6.2010 đã chính thức nhập quốc tịch Việt và trở thành công dân của nước Việt Nam. Tác giả bài viết kể rằng, trong buổi lễ, ông Lý Xương Căn đã nghẹn ngào  nói bằng một thứ tiếng Việt rất chật vật, khó nghe: “Tuy trái tim tôi chỉ còn một chút máu Việt, nhưng nó vẫn luôn luôn đập theo nhịp của quê cha đất tổ VN”. Đọc tới đây, tự dưng mắt tôi cay cay. Ôi, trái tim Việt - dù ở bất kỳ đâu cũng luôn huớng nhịp đập về đất mẹ. Và tôi thấy tự hào tôi đựoc là ngừoi Việt.
 “ Hoàng tử Lý Long Tường ra đi năm 1226. Hậu duệ 31 đời của ông, doanh nhân Lý Xương Căn tìm về đền Đô, Bắc Ninh năm 1992 - đất phát tích của nhà Lý và chính thức trở thành “người Việt” vào tháng 6-2010. 784 năm, với lịch sử đã là bao nhiêu triều đại hưng phế, với những cuộc đời tha hương lại càng dằng dặc. Chính sử Cao Ly còn ghi lại nhiều người thuộc dòng họ Lý Hoa Sơn đã thành đạt ở Cao Ly: có người  đỗ tiến sĩ, có người làm quan giữ tước cao như Nghệ văn quán Đại đề học, Lễ tào tham nghị, Giám tu quốc sử, Thượng thư hữu bộc xạ... Còn ông Lý Xương Căn thì kể: dòng họ chúng tôi, từ đời này sang đời khác, đều nhắc nhở nhau tổ tiên chúng ta ở Đại Việt, chúng ta mang dòng máu VN.Gần 800 năm trước, do những biến động của lịch sử, một người Việt đã lìa xứ ra đi, một dòng máu Việt nảy nở và kết trái đơm hoa trên đất mới. Và hôm nay có những cuộc tìm về...Ông Lý Xương Căn về nước, việc đầu tiên là thắp hương ở đền Đô  - nơi thờ tám vị vua nhà Lý, rồi nhận bà con, tiếp nữa là lập Hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt, Hội kỷ niệm hoàng tử Lý Long Tường, sau nữa mới là các hoạt động kinh doanh, đầu tư về VN. Trong mọi quyết định, mọi hành động của giọt máu Việt ở nơi xa, tình yêu quê hương đất tổ vẫn là điều cốt yếu.”
Không phải chỉ hôm nay mà ngay từ xa xưa, trong bể dâu của lịch sử, tổ tiên của ông Lý Xương Căn là Hoàng thúc Lý Long Tường - hậu duệ bốn đời của vua Lý Thái Tổ dù phải lên đường vượt biển tị nạn và trôi dạt vào bán đảo Wung Jin trên bờ biển Koryo (âm Hán Việt là Cao Ly - tên gọi cũ của Hàn Quốc), dù đã lập nên võ công hiển hách chống ngoại xâm và được vua Cao Ly phong tước Hoa Sơn tướng quân, con cháu đời đời sinh sống trên đất Hoa Sơn vẫn ngày đêm ngóng về mảnh đất Đại Việt xa xôi. Và Đại sứ Hàn Quốc Park Suk Hwan kể lại một truyền thuyết dân gian Hàn Quốc về Hoa Sơn tướng quân rằng : “Tương truyền, thời bấy giờ trên núi Kwangdae ở Wungjin có một cái am và mỗi sáng mỗi tối, hoàng thúc Lý Long Tường thường lên đó hướng về cố quốc mà khóc để thỏa nỗi nhớ mong, nên người ta gọi đó là Vọng quốc đàn”.
Tác giả bài báo là bạn tôi kể rằng, nghe đại sứ Park Suk Hwan kể lại truyền thuyết này, những ngừoi có mặt tại buổi lễ  nhập quốc tịch Việt cho gia đình ông Lý Xuơng Căn đều rưng rưng nước mắt. Tôi chỉ đọc và nghe kể lại mà cũng thấy nước mắt  tràn mi. Chợt muờng tượng ra cảnh mỗi sáng, mỗi tối , hoàng thúc Lý Long Từong lại trèo lên núi, ngoảnh mặt về cố quốc mà khóc mới thấy mình thật hạnh phúc vì đang đựoc sống ngay trên quê huơng mình , dù trên mảnh đất này còn quá nhiều khó khăn, vất vả, dân mình còn đói ăn, thiếu mặc và còn nhiều lắm những trăn trở đời thuờng. Tôi yêu mảnh đất này vì một điều đơn giản – tôi là nguời Việt.

24 nhận xét:

  1. Chỉ thế thôi là quá đủ cho một tình yêu . Tình yêu giản đơn nhất là nơi ta thấy được mình mebaubi nhỉ

    Trả lờiXóa
  2. Dạ. Bài báo xúc động quá chị ạ

    Trả lờiXóa
  3. "Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người" chị nhỉ!

    Trả lờiXóa
  4. Ly hương mấy trăm năm, vẫn nhớ mình mang dòng máu Đại Việt.
    Lớn lên tại quê nhà, quên giữ gìn tiếng nói của mẹ cha.
    Nghĩ mà buồn ghê, chị!

    Trả lờiXóa
  5. Sáng nay em cũng đọc bài này. Xúc động thiệt!

    Trả lờiXóa
  6. Mong lòng yêu nước của họ ko bị mòn mỏi đi vì những ngoại cảnh phát sinh!
    Bài báo rất xúc động!

    Trả lờiXóa
  7. @ HTG và Khiết An: tại mấy chị em mình mang trong nguời dòng máu Việt nên đọc thấy xúc động.

    Trả lờiXóa
  8. Mình cũng đã đọc bài báo này và thấy là Nhà Nước đã quá chậm trong thủ tục công nhận Quốc tịch .
    Mình có cảm giác ngờm ngợp xúc động như việc người ta phục hồi Gen của người xưa nắm lẩn khuất và được lưu giữ trọn vẹn trong một khối hổ phách . . . Tự hào vì vẫn thật sự có những dòng dõi quý tộc bất diệt trên đất nước mình

    Trả lờiXóa
  9. Từ năm 1992 đến bây giờ mới công nhận quốc tịch Việt cho gia đình ông Lý Xưong Căn thì quả là quá chậm anh ạ.:)

    Trả lờiXóa
  10. May mà ông Lý Xương Căn còn trẻ , còn kịp . Một ngưởi nước ngoài bình thường mà có nguyện vọng thiết tha , mình cũng có thể giúp họ nhập quốc tịch VN được . Vậy mà . . . Trong một vài việc cụ thể đặc biệt , cũng nên thêm vào các thủ tục một chút lãng mạn thì mọi chuyện sẽ đẹp đẽ lên nhiều . . . " thêm người thêm của " cha ông ta còn lạc quan đến thế cơ mà . . . hi hi hi . Nhưng thôi , cái gì đến may quá cũng còn kịp đến . . .

    Trả lờiXóa
  11. Em chạy qua coi mấy lần mà không biết phải nói gì. Em lại hay liên tưởng....Haizzzz.

    Trả lờiXóa
  12. Còn có cả vợ con của ông ấy nữa anh ạ! Hậu duệ của ông Lý Xưong Căn sẽ là công dân Việt mà. Em nghĩ vậy là tốt rồi.:)

    Trả lờiXóa
  13. Lưu lạc gần ngàn năm mà không mất gốc.Thật đáng khâm phục và tự hào.Xứng danh một dòng họ đế vương.
    TMH sẽ tìm đọc bài này trên Tuổi trẻ.
    Đáng tiêc bây giờ vẫn còn có những kẻ sống ở nước ngoài ,chỉ mong cho đất nước nghèo hèn, dân tộc lụn bại , cho thoả nỗi hận thù.Thật đáng kinh tởm.

    Trả lờiXóa
  14. mebaubi ơi, có biết là vẫn còn rất nhiều những" vọng quốc đàn" không ?! Yêu nét đồng cảm với người xa xứ của mebaubi lắm ý !

    Trả lờiXóa
  15. Em đọc bài báo này đến 10 lần, đọc trên online những buổi trưa rảnh rỗi, thấy lặng đi trong lòng mình điều gì đó như sự cảm tạ trời đất đã cho mình là người Việt Nam... đâu đó cũng có những người không coi trọng nguồn cội, dòng giống, xuất xứ... nhưng đâu phải ai cũng vậy hén mẹ BB? Và chúng ta có thể khác nhau chánh kiến, quan điểm, cách hành xử, nhưng chỉ cần ta nhớ một điều chung: Ta cùng là người Việt, thì em nghĩ mọi can qua đều có thể thu xếp được...
    Can qua, bởi ta quên mất cái chung, chỉ để nghĩ đến những cái rất riêng...

    Trả lờiXóa
  16. Anh cũng đọc đến nát bài này, nhưng lần nào cũng có cảm giác khó tả.

    Trả lờiXóa
  17. Đang ở HN , tranh thủ sang thăm Cổ Pháp- Đình Bảng một chuyến đi mẹ cháu!

    Trả lờiXóa
  18. Em đọc sót bài báo này. Nhờ chị mà em có dịp đọc đó, cám ơn chị nhiều nhe! Nhưng nói nhỏ là em phải vào TTO xem chứ chị copy chữ nhỏ híu hà, em đọc thấy điếc con mắt quá hihihi.

    Chị Kim lúc nào cũng dạt dào cảm xúc, cháy bỏng tình yêu quê hương! Thật đáng quý!

    Trả lờiXóa