Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011
Với tôi, Đà Lạt. . .
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011
Mưa
Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011
Bí là chiến sĩ Hải quân
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011
Khi con 18
Hôm nay 3.8. con gái của mẹ - chị Bầu của em Bí - đã bước qua tuổi 18. Tuổi 18 đến nhanh quá phải ko con gái? Bởi trong mẹ, con luôn là bé Bầu - mới hai tháng đã biết lật, ba tháng biết bò, bốn tháng đã biết chồm rồi ngồi lên và tới chín tháng con đã tập đi lựng chựng. Con là cái đứa phát triển nhanh mọi mặt, chỉ có mỗi tội ăn là chậm. Mẹ nhớ hồi con mới bập bẹ tập nói, ai hỏi bé Bầu là con ai, con cố nói tên mẹ cho tròn chữ mà mãi vẫn chỉ có mấy chữ cái " con của mẹ Ki E". Nhà mình ở nhà tập thể, lại trên gác nên quanh năm thiếu nắng, thiếu gió, con bị bệnh viêm phế quản thừong xuyên nên gầy nhom như que củi. Mẹ nhớ hoài câu nói của chú Cuơng lúc con đựoc 6 tuổi và lần đầu tiên đựoc đi Hà Nội , " Bầu đại diện cho hãng tăm tre VN ra thăm thủ đô".
Còn bây giờ con đã là một thiếu nữ phổng phao, khỏe mạnh, cao 1,68mét, nặng những 56kg. So với bạn bè cùng trang lứa, con cao hơn, khỏe hơn và xốc vác hơn. Con làm lớp phó nên mỗi đợt sinh hoạt lớp, hay có sự kiện gì, cô giáo chủ nhiệm lại giao cho con điều hành các hoạt động. Trong hội thi " Khi tôi 18" của TP Đà Nẵng tổ chức, mẹ đã có mặt trong đêm chung kết và cảm thấy vui khi con nhanh nhẹn, linh hoạt trong các tiết mục tham gia hôi thi và đội của con đã giành giải Nhất toàn đoàn. Con gái mẹ lớn thật rồi. " Bầu của mẹ đã 18 tuổi kia mà!. Mẹ bận công việc nên ít có thời gian trò chuyện với con. Nhưng con luôn là nguời mà mẹ sẻ chia mọi thứ, con vừa là con gái vừa là một nguời bạn để mẹ có thể tâm sự mọi chuyện mà ko e ngại bất cứ điều gì, phải ko con gái?
Dẫu còn nhiều thứ phải dạy cho con để con trở thành một công dân tốt, một ngừoi có ích cho xã hội, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, mẹ rất vui khi con biết chăm sóc và quan tâm đến mọi người. Con thích tìm tòi cách nấu các món ăn mới để nấu cho mẹ, cho dì và em Bí thuởng thức. Em Bí thích ăn các món chị nấu và luôn ngưỡng mộ chị Bầu. Và từ nhỏ đến giờ, chị Bầu luôn là nguời đựoc em Bí nguỡng mộ vì chị Bầu học giỏi, biết nhiều thứ và điều quan trọng hơn hết là đi chơi đâu cũng dắt em theo.
Mẹ yêu con và mong muốn con chín chắn hơn nữa trong suy nghĩ con nhé! Năm nay là năm cuối cùng của tuổi học trò, sang năm con sẽ bước sang một giai đoạn mới, mẹ mong con hãy tự tin bước về phía truớc. Tuơng lai chờ đón con, nhưng tuơng lai cũng sẽ khép cửa nếu con ko biết tự trang bị cho mình những điều căn bản nhất để sống và làm người. Mẹ yêu con, chị Bầu của cả nhà!
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011
Chiều trên phá Tam Giang
Đã nhiều lần đến Huế, nhưng với tôi cái tên phá Tam Giang vẫn còn như xa lạ bởi chỉ nghe chứ chưa một lần bước chân xuống thuyền để đựoc lênh đênh trên sóng nước Tam Giang. Phá Tam Giang - chỉ cái tên thôi đã gợi mở một vùng sông nước mênh mang và khá hiểm trở như câu ca xưa gắn liền với cư dân xứ Huế : “Thương em anh cũng muốn vô. Ngại truông Nhà Hồ, ngại phá Tam Giang”.
Từ Huế, xe chúng tôi chạy chỉ chừng 15km, đi theo hướng ra cửa biển Thuận An một vùng đầm phá rộng lớn hiện ra trước mắt với sóng nước khoáng đạt và gió thì vô cùng hào phóng. Tam Giang là nơi giao hòa dòng chảy của 3 con sông : sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu. Và Tam Giang như mang cả những nét đẹp hiện hữu của từng dòng sông ấy. Cái dịu dàng, xanh thẳm và mê đắm của dòng Hương Giang. Sự hiểm nguy và mạnh mẽ của dòng sông Bồ hay sự thất thường, trái tính của con nước dòng Ô Lâu. Là hợp lưu của ba dòng chảy nên Tam Giang có đầy đủ các sản vật của một vùng sông nước miền Trung với tôm, cua, cá, nghêu , sò , ốc , hến. . . với một trữ lượng khá dồi dào và đây là nguồn sống chính của hàng nghìn hộ ngư dân đang sống dọc theo các vạn đò ven phá Tam Giang.
Con thuyền máy rời bến đưa chúng tôi khám phá sông nước Tam Giang vào một buổi chiều muộn . Trên vùng sông nước mênh mông ấy là nơi mà những cư dân làng chài mưu sinh . Thấp thoáng sau mũi thuyền là những chiếc nón lá nhấp nhô theo con nước. Những ngừoi phụ nữ mặt bịt kín chỉ chừa hai con mắt đang lom khom mò nghêu trên đầm. Chiếc thuyền rẽ sóng chạy ven các nò cá, thỉnh thoảng tôi lại bắt gặp nụ cuời thân thiện của những người dân đi đổ nò ( nò là một loại ống đan bằng tre dùng để bắt cá trên sông ). Duới chiếc nò lợp bằng tre vừa dỡ lên còn ròng ròng nước, mấy con cá bống, cá đối, cá hanh đang giãy đành đạch , mớ tôm búng tanh tách . . . trong ánh mắt hớn hở của những người chủ nò. Mớ cá tươi vừa mua đựoc bắc lên bếp luộc và chấm muối tiêu chanh ăn ngay giữa lòng thuyền. Cá tôm, hay nghêu mua ở ngay trên đầm giá rất rẻ, nguời mua muốn trả bao nhiêu cũng đựoc, ko cò kè giá cả. Chiều muộn, mặt trời khuất sau màn mây, trời muốn chuyển mưa, người chủ thuyền vội vã cho mũi thuyền quay về bờ . Tôi tiếc vì ko chụp đựoc những tấm ảnh ưng ý với hoàng hôn trên phá Tam Giang. Hẹn một ngày trở lại với Chiều trên phá Tam Giang!
Một góc vạn chài ven phá Tam Giang
Những nụ cười rạng rỡ trước sự hào phóng của gió và sự khoáng dạt của sóng nước Tam Giang
Lấp ló sau mũi thuyền là những nò cá của cư dân vạn chài ven phá Tam Giang
Chuẩn bị trút nò
thu hoạch
Mua nghêu tại chỗ và bắc bếp luộc ngay trên thuyền
Nghêu luộc chín chấm với muối tiêu chanh
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
Ở nhà một mình
Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011
Em Bí vẽ tranh
Ở nhà ko ai có năng khiếu về hội họa. Mẹ lại càng ko vì lúc còn đi học, tới giờ vẽ là mẹ rất sợ. Hễ học môn địa lý có vẽ bản đồ, lần nào mẹ cũng lấy dầu hỏa thấm lên trang giấy vở rồi kê lên trên sách giáo khoa đồ lại. Học xong cấp hai, mẹ thở phào nhẹ nhõm vì ko phải lo lắng bị khống chế điểm vì môn vẽ.
Xem tranh hoặc chọn tranh treo tường, mẹ chỉ cảm nhận là tranh đẹp và thích, chứ ai mà hỏi sao đẹp thì mẹ bó tay, ko giải thích đựoc. Vậy mà em Bí lại mê vẽ và rất thích vẽ tranh. Hồi em Bí học lớp 6, lúc đi học về đạp xe ngang qua Hội Liên hiệp phụ nữ Tp ở góc đường Pasteur - Phan Chu Trinh thấy có trưng bày tranh vẽ của một họa sĩ, Bí ngừng xe lại vào xem và lân la xin thầy theo học. Thầy đồng ý cho Bí vào lớp và Bí là học viên nhỏ nhất của lớp Bột màu. Bí xin học đựoc rồi mới về thỏ thẻ xin mẹ, mẹ cho con đi học vẽ nghe mẹ. Mẹ kêu mẹ ko biết ai dạy, mà con có thích học vẽ ko, Bí thưa có và nói con xin đựoc thầy cho vô lớp rồi, mẹ ừ là chủ nhật con đi học.
Vậy là em Bí đi học vẽ. Mỗi tuần có một buổi sáng chủ nhật là đựoc rảnh, 7 g sáng Bí đã cặm cụi đạp xe đi, với lỉnh kỉnh màu vẽ, giấy và cọ. Bí học đựoc một tháng đã có thành phẩm đem về. Những bức tranh bột màu với nét vẽ còn nguệch ngoạc nhưng màu sắc khá lạ. Bác Trinh xem tranh Bí vẽ đã phải khen,con nhỏ này dùng màu rất mạnh tay, rất chuẩn ( bác Trinh vốn làm ở Xí nghiệp phim hoạt hình nên mới rành vụ này,chứ mẹ Kim thì chịu thôi)
Bí học xong lớp Bột màu, thầy chọn hai trong số mấy chục học viên theo học cho theo lớp Sơn dầu. Bí nói thầy khen con vẽ tốt,học sáng ý nên cho con lên lớp trước. Vậy là bắt đầu tốn kém hơn vì màu vẽ, giấy và tiền học phí cũng tăng hơn
Bí đi học rất chuyên cần, mỗi tuần có hai buổi học từ 5g đến 7g giờ tối nhưng ko bữa nào Bí về nhà đúng giờ. Sớm nhất cũng 8 g kém 15. Mẹ nhăn, dì Út nhăn, Bí nói để con vẽ cho xong bức tranh chứ tranh mà vẽ lỡ dỡ mất hứng lắm mẹ.
Tranh Bí đem về, mẹ thấy đẹp, dì Út cũng khen đẹp,còn chị Bầu thì đòi đi học vẽ. Chị Bầu thấy tranh em thì thích vậy thôi chứ ko vẽ được, tại chị Bầu giống mẹ cái khoản học vẽ.
Tranh sơn dầu này là Bí vẽ lại từ bức mẫu của thầy giáo. Bí nói con mới học lớp hai nên thầy cho chép tranh. Thầy nói phải học tới lớp bảy thì mới tự sáng tác đựoc. Mẹ Bầu Bí post lên cho cả nhà xem, thư giãn mắt nhé!
Còn đây là bức bột màu, Bí vẽ từ hồi còn học ở lớp dưới
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011
Chợ phiên vùng cao
Những sơn nữ của vùng cao Si Ma Cai tươi tắn trong bộ váy thổ cẩm truyền thống của nguời Mông hoa , làm mình chợt nhớ đến bài Nụ cười sơn cước của nhạc sĩ Tô Hải