Thứ Ba, 2 tháng 6, 2009

Nghĩ từ Côn Đảo

Từ ngày còn bé, Côn Đảo với những điều được học trong sách vở - đó là một nơi rèn chí khí cho những người yêu nước - đã là một hấp lực kéo tâm trí tôi về nơi ấy . Khác hẳn với suy nghĩ và tưởng tượng của tôi, khi vừa đặt chân xuống sân bay Cỏ Cú, một cảm giác bình yên rất lạ như xâm chiếm lấy tôi.
Vốn dân ở biển, tôi không lạ gì biển đảo. Nhưng với Côn Đảo, cũng biển- cũng đảo , nhưng nơi đây như chứa đựng nhiều điều kỳ bí. Đường vào nghĩa trang Hàng Dương chiều thứ 7, gió thổi ràn rạt trên tán lá rừng, trên những cành phượng vĩ nở đầy hoa đỏ , nghe như đang đi vào cõi hư vô. Tôi đã quen nghe gió rít mùa bão, gió vi vu mùa hè,nhưng dường như tôi cảm nhận gió ở Côn Đảo mang một âm hưởng khác- âm hưởng của hàng nghìn tiếng kêu gào đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người và khao khát tự do, khao khát đem lại những điều tốt đẹp cho dân tộc, cho đất nước. Nghía trang Hàng Dương với hàng hàng lớp lớp những ngôi mộ không tên, dù đã rất chịu khó , nhưng tôi cũng ko thể thắp cho mỗi ngôi mộ một nén nhang mà chỉ biết thầm khấn cầu cho tất cả những linh hồn đang yên nghỉ trong gió cát ở dải đất gần như tận cùng ở cực đông tổ quốc được ngậm cười nên chín suối.
Hàng nghìn chí sĩ, sĩ phu yêu nước, những con người bất khuất trong nhà lao Côn Đảo đã gieo vào lòng tôi những cảm xúc khác nhau. Họ đã cống hiến cả quãng đời đẹp nhất của họ để đấu tranh đòi quyền sống , quyền làm người cho dân tộc Việt- song con cháu- lớp thế hệ hôm nay có bao nhiêu người tri ân họ.Đọc lại bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của cụ Phan Chu Trinh dán trên bức vách nhà bảo tàng Côn Đảo bỗng thấy dường như mình quá bé nhỏ , quá tầm thường.  
 Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan nào xá sự con con.
Bài thơ này cụ Phan làm khi bị giam cầm ở Côn Đảo và bị bắt đi làm phu đập đá những năm đầu thế kỷ 20 , từ năm học lớp Tám tôi đã bình giải và bài luận được thầy đọc mẫu trước lớp .Giá mà hồi ấy tôi đã được biết những gian khổ, hy sinh mà cụ Phan và các đồng sự của cụ đã trải qua thì chắc rằng bài văn của tôi sẽ không hời hợt như thế .
.

14 nhận xét:

  1. Từ Côn Đảo đến Hoàng Sa ...

    Trả lờiXóa
  2. Đà Nẵng cóa một con đường mang tên Hoàng Sa, nhưng mà vẫn còn ít người biết đến chị ạh ... (Ý, em quên, em tưởng đảo khác! :)

    Trả lờiXóa
  3. @Lê Cao: nghĩ lan man từ chỗ nọ đến chỗ kia em ạ. :)

    Trả lờiXóa
  4. Cái cảm giác đứng trong nghĩa trang Hàng Dương thiêng liêng lắm, em đã từng trải qua. Chị có đi thăm các nhà tù ở đó không?

    Trả lờiXóa
  5. Em mượn bài này của chị nhé. ;)

    Trả lờiXóa
  6. @ Hai Dieu: Có em ạ. Cả chuồng cọp nữa.

    Trả lờiXóa
  7. Mẹ Beo lấy bất cứ cái gì cũng được mà.:)

    Trả lờiXóa
  8. Đến mỗi mảnh đất của quê hương VN, Lại thấy yêu mến hơn quê hương gấm vóc.Xúc động và tri ân cha ông đã đã đổ bao nhiêu xương máu cho mảnh đất quê hương này.Học được nhiều còn hơn cả ngàn lần những bài học lịch sử khô khan trong sách vở, chị nhỉ?
    TMH từng khoác ba lô đi khắp VN, từ Móng cái, Lạng sơn đến Phú quốc,Cà mau .Đâu đâu cũng thấy nhưng nghĩa trang liệt sĩ trùng trùng , điệp điệp ,trên từng bước chân đi.Mới thấm thía dân tộc mình đau thương đến vậy, mới thấy cha ông mình thật dũng cảm vô song.Sức chịu đựng dẻo dai không kể xiết.
    TMH chưa từng được đến Côn Sơn , nhưng chắc chắn có ngày sẽ đến.

    Trả lờiXóa
  9. @Thaominhhue:Đúng vậy em ạ. Chị nghĩ em nên đi Côn Đảo một lần. Có những cảm giác mà chỉ đến đó mình mới cảm nhận được.

    Trả lờiXóa
  10. Tui có đọc cuốn Côn Đảo , đọc rồi chiều hết ăn cơm luôn vì ám ảnh cảnh cơm tù .Nghe ai đi về cũng khen CĐ đẹp và linh thiêng mà tui ko dám đi vì nhát gan. Lần sau bồ đi Phú Quốc nghe nói còn đẹp dữ nữa đóa ...

    Trả lờiXóa
  11. Côn Đảo đẹp hơn PQ nhiều, em nghĩ vậy. Côn Đảo mang lại cảm xúc đầy đủ khiến mình quyến luyến; PQ cắt lát thì đẹp, giống SG rời mắt khỏi nhà cao tầng là ổ gà và rác rến.

    Trả lờiXóa
  12. Những năm còn lê la dưới mái học đường, tôi có nghe nhiều về những nhà ái quốc Việt Nam bị giam cầm nơi Côn Đảo, nhưng không còn nhớ rõ là ai. May nhờ chị Mẹ Bầu Bí, tôi mới nhớ đến Cụ Phan Chu Trinh. Thời ấy, song hành có hai Cụ cùng họ: Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Mặc dù cả hai Cụ Phan có hai hướng đấu tranh khác nhau, nhưng cũng cùng mục tiêu là giành lại độc lập cho Tổ Quốc Việt Nam. Tổ Quốc Việt Nam ngày hôm nay, tuy chiến tranh chấm dứt từ năm 1975, nhưng biết bao là oan nghiệt oằn lên vai người dân nghèo khó. Mong rằng những người lãnh đạo đất nước này, nếu thật lòng vì hạnh phúc của người dân, thì nên thực hiện những thay đổi trước khi lòng dân giân dữ.

    Trả lờiXóa
  13. Vừa rồi công ty tôi có tổ chức cho CB CNV trường ĐHSG đi tham quan Côn Đảo . Hôm đó tôi định cùng đi nhưng công việc nhiều quá , không đi được . Chúng tôi có làm một dĩa DVD về Hàng Dương , chuồng cọp ... cũng khá hay . Mebaubi có đọc Vượt Côn Đảo của Nguyễn Đức Thuận chưa ?

    Trả lờiXóa
  14. Em về Côn Đảo tháng 04, Phượng chưa rợp trời nhưng nắng gió thì y như mẹ BB cảm nhận. Em đi vào các nơi di tích, ra Nghĩa Trang Hàng Dương vào 12 giờ đêm Thứ năm 01/04 , viếng mộ chị SÁu, có cảm giác nghe hơn trăm năm vừa qua rì rầm kể chuyện và nhắc công bằng. Nhắc rằng : Em và nhiều người nữa hôm nay không được đùa giỡn với máu xương hôm qua ...
    Cảm động đọc mail này của mẹ BB...Cảm ơn chị đã rất rộng lòng dung em ...

    Trả lờiXóa