Đêm qua nằm nghe mưa ầm ào trên mái, nghe tiếng gió rít qua khe cửa, gió giật giàn hoa giấy ràn rạt trước nhà , tôi lại liên tưởng đến những cơn bão sắp sửa tràn qua mà thấy lo trong lòng. Có lẽ trên dải đất hình chữ S này, không có nơi nào lại chịu nhiều thiên tai như vùng duyên hải miền Trung. Và cái nghèo cũng từ thiên tai mà ra. Hết nắng hạn đến mưa bão, chuyện mưu sinh không dễ dàng nên người miền Trung hay chắt chiu, dành dụm . Như con kiến mùa hè chăm chỉ tha mồi, tích cóp cái ăn cho những ngày mùa đông giá rét , người dân quê tôi cũng vậy. Ngày tôi còn nhỏ, hễ vào mùa hè, cá nam được mùa( cá cơm, cá nục), bao giờ má tôi cũng muối hàng chục hũ mắm cá cơm và cá thính để dành cho mùa mưa. Gạo thì trữ sẵn trong lu. Vào mùa mưa , chỉ cần có cơm và mắm là yên tâm, không sợ đói.
Ngày bé, ở cái tuổi “ chỉ biết ăn thôi chả biết gì ” tôi thích mưa bão. Bởi mưa to gió lớn thì được nghỉ học ở nhà , rúc trong chăn đọc sách và ăn bắp rang, rồi bày ra đủ thứ trò nghịch ngợm . Vốn là đứa hiếu động, cứ hễ có bão là tôi tìm mọi cách lẻn ra khỏi nhà , sục sạo hái trộm ổi, mãng cầu, ô ma( trong Nam gọi là trái lêkima, miền Bắc gọi là quả trứng gà) . . của nhà hàng xóm ( gió bão ai cũng ở trong nhà đóng kín cửa, tôi mặc sức mà tung hoành) , may mà chưa bị ai phát giác. Còn nước lũ tràn về thì nghỉ học dài ngày, tha hồ ngủ nướng , ăn no rồi lội nước đi bắt cá, bắt dế . . .Tôi nhớ có lần, hồi đó tôi đang học lớp 4, con Út được mẹ mua cho một đôi dép nhựa màu hồng rất đẹp. Tại tôi giống con trai nên ba tôi toàn may áo quần và dép con trai cho tôi đi. Tôi rất thích đôi dép đó nên hay mượn con Út mang ké . Chân tôi to, chân con Út nhỏ nên tôi chỉ đi vừa hai phần bàn chân. Con Út tiếc đôi dép nhưng sợ chị ko cho chơi cùng nên đành phải cho mượn. Sau mấy ngày mưa to, nước sông Thu Bồn tràn về. Hai chị em được nghỉ học. Tôi rủ con Út ra bờ sông lội nước lụt. Chân tôi đi đôi dép nhựa của Út. Nước mé sông chảy xiết, thèm lội nước quá, tôi thò chân xuống chỗ nước vừa lấp ló mép đường, ko ngờ chiếc dép tụt khỏi chân tôi trôi theo dòng nước. Sợ bị ba đánh đòn, tôi nhảy ào xuống dòng nước đang chảy để chụp lại chiếc dép, nước tràn qua mặt tôi , cuốn tôi trôi cách bờ hơn hàng sải tay. Trời ạ, may quá lúc đó có một bác nông dân đi cất vó ,thấy vậy nhảy xuống kéo tôi vào bờ. Con Út trên bờ sợ chết điếng, khóc ko ra tiếng. Tôi thoát chết, áo quần ướt sũng, đôi dép trôi mất, sợ ko dám về nhà. Chiều tối mẹ tôi ra sông tìm hai chị em dắt về, lúc ấy mới phát hiện bị mất đôi dép nhưng ko hề biết tôi sém chết đuối( tôi dặn con Út ko được nói – và đến bây giờ chuyện đó vẫn được giữ kín, con Út ko dám nói với ai bao giờ) . Tôi bị ba tôi đánh một trận nhớ đời vì tội trốn nhà đi lội nước lụt để trôi mất dép của em. Tôi nghiến răng chịu đau mà ko khóc. Chỉ thương con Út mất đôi dép đẹp.
Tôi lớn lên và quen dần với những mùa mưa bão qua đời mình. Mỗi năm lại chồng chất thêm nỗi lo. Tôi đâm ghét mưa và sợ bão. Hồi Bầu còn đi nhà trẻ, nhà chỉ có hai mẹ con , mùa mưa đưa con đi học là một cực hình. Chạy xe mưa tạt trước tạt sau ướt cả mẹ lẫn con. Buổi chiều mới 5 g trời đã tối sầm. Xong tin bài ở cơ quan lại sấp ngửa trở về đón con. Có bữa mẹ đón trễ, Bầu ôm ba lô đứng chờ mà miệng mếu xệch. Đón được con về, nấu cho con ăn xong mẹ lại tất tả giặt áo quần, ủi cả giờ đồng hồ áo quần mới chịu khô để mai con có áo đi học. Nghĩ lại mà sợ. Hễ có bão thì còn sợ hơn.Làm phóng viên thời sự , mưa bão phải xông trận, mà con thì ko ai đón, gửi hàng xóm thì ko yên tâm, nghĩ lại thời ấy, tôi vẫn còn rùng mình.
Có ai đó nói rằng đặc sản của miền Trung là mưa bão và lũ dữ , đúng sai thế nào thì tôi ko bàn. Nhưng chắc hẳn do quen đối mặt với mưa bão, lũ dữ nên dân miền Trung cứng cỏi và quen chịu đựng khó khăn, gian khổ. Hình như đây mới chính là đặc sản của miền Trung.
( Một entry cũ , mẹ Bầu Bí post lại trước khi cơn bão số 9 có tên gọi Ketsana chuẩn bị đổ bộ vào miền Trung )
Bởi chịu nhiều mưa bão, nên người miền Trung tự rèn luyện cho mình bản lĩnh cứng cỏi trước mọi hoàn cảnh hén chị.
Trả lờiXóaEm ở Đà Nẵng đúng vào dịp bão số 6 năm 2006, thiệt kinh hoàng!
Thương quá tuổi thơ! Mảnh đất miền trung chịu nhiều khắc nghiệt thiên tai thế mà con người vẫn rất nồng hậu thẳng thắn và kiên cường.
Trả lờiXóaNgười này nghịch ngợm quá . Hình như bài này đã đăng bên YH360 rồi hỉ .
Trả lờiXóaNước mình, biển ở miền Trung là đẹp nhất. Và miền Trung cũng là nơi gánh chịu nhiều bão nhất nước.
Trả lờiXóaMai bão vào đó mẹ BB à, có lo lắm không?
Trả lờiXóaBB có về Hội an không?
Trả lờiXóaAFP PHOTO/Hoang Dinh Nam
Hội An 30-9-2009: nước lụt dâng cao sau bão, cả gia đình phải tạm leo lên nóc nhà lánh nạn.
Chị xem báo, thấy Hội An ngập, thương mấy nhà cổ quá.
Trả lờiXóaEm có chạy về HA không?
Bão qua rồi và gia đình chị bình yên.
Trả lờiXóaCa^u` chi. va` gia ddi`nh bi`nh an nhe' ....!
Trả lờiXóaBài đọc hay quá! Vẽ ra một tuổi thơ rất gần! Bình an Chị nhé!
Trả lờiXóaĐọc bài viết này của mebaubi, thương cho miền Trung. Thiên tai bao đời qua, người dân mình vẫn có thể vượt qua, nhưng những vấn nạn do người gây ra thì không biết vượt qua làm sao đây!
Trả lờiXóaMỗi khi nghe tin gió bão về là lại thương quê khó nhọc. Những gì chị viết trong entry này cảm động lòng người quá đỗi, kỷ niệm vui buồn với bao mùa mưa bão khác nhau trong đời một con người. Thương chị
Trả lờiXóa"Nhưng chắc hẳn do quen đối mặt với mưa bão, lũ dữ nên dân miền Trung cứng cỏi và quen chịu đựng khó khăn, gian khổ. Hình như đây mới chính là đặc sản của miền Trung". Em rất thích tính này của người miền trung, gặp những người xìu xìu ển ển khó khăn chút là ngồi khóc em sùng lắm.
Trả lờiXóaBữa giờ bão lũ, biết chị bận lắm chả có thời gian blogging, thỉnh thoảng qua nghía cái xem đám phụ quán của chị có..giành ăn hết của e ko thôi; chứ chả dám kêu gào chị! :))
Chủ đi vắng, quán toàn những cỏ dại, có chi mà giành. Hic hic.
Trả lờiXóahèn chi hổm qua đây thấy okoka đang ngồi...gặm cỏ! hí hí
Trả lờiXóavà giờ, cơn bão đã chạy việt dã qua miền Trung rầu; nó đâu có thèm đổ bộ nữa mô...
Trả lờiXóaĐạm cá ủ mắm đã phân huỷ nên ăn tốt hơn thịt thà nhiều. Ăn cá sống lâu, lại không phát phì, và dễ bị thông minh nữa. Người miền trung hay học giỏi có lẽ cũng vì thế. Có thể liên tưởng tới thói quen ăn cá của người Nhật.
Trả lờiXóaThế mới thấy khi có động lực tinh thần, người ta có thể chịu đựng những cơn đau rất tốt. Một kỷ niệm đẹp, tuy không như tranh, nhưng giàu lòng nhân ái.
Trả lờiXóaBão lũ miền trung em chưa phải trải qua bao giờ, nhưng thấy đài báo nói suốt, năm nào chả có. Đến khổ!
Trả lờiXóaLàm nghề báo vất vả nhưng cuộc sống tình thần phong phú và thông tin cập nhật rất nhanh. BB sau này cũng đến nhiễm phong cách sống của phóng viên mẹ thôi!
Em chỉ tình cờ dao qua, đọc những gì chị viết, đọc cái entry này của chị tuy đã cũ...thế mà lại làm em rưng rức lòng người. Em chút đừng chân lại chị nhé...thương về miền Trung với những mùa bão lủ
Trả lờiXóa