(Sáng nay báo Tuổi Trẻ đăng một mẩu trên chuyên mục Chuyện thường ngày, có thể nhiều bạn chưa đọc. Mình post lại để cả nhà cùng đọc nhé!)
TT - Anh Bút Bi thân mến, tôi kể anh nghe chuyện này. Tôi vừa về từ Trường Sa. Anh hiểu được cuộc chia tay của người đất liền với lính đảo không? Xúc động lắm, dằn lòng lắm. Vậy mà tôi không khóc. Nhưng chiều nay tôi đã khóc ở một tiệm ảnh.
Anh Bi à, ở Trường Sa, mỗi khi lên đảo, tôi nói với những người lính rằng để tôi chụp hình, về đất liền tôi sẽ phóng ảnh và gửi cho mẹ, cho vợ, cho người yêu, cho con... của những người lính ấy. Tôi chụp từ Trường Sa Đông sang Phan Vinh, từ Đá Tây, Đá Lát, từ Tiên Nữ qua Thuyền Chài...
Này là hình anh Bốn gửi cho chị gái ở Kim Sơn, này anh Phương gửi chị ở Ninh Bình, này anh Bình gửi mẹ ở Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, này Khánh gửi bố ở Thanh Hóa... Những người lính chỉ mong một điều: những tấm hình khiến gia đình gần gụi nhau hơn qua ngàn trùng đại dương.
Chiều nay, khi ra tiệm rửa hình, chị chủ tiệm đưa cho tôi xấp hình, cỡ hình to hơn tôi đặt, được ép plastic cẩn thận. Tôi ngạc nhiên: “Em phóng hình cỡ nhỏ và không ép mà chị?”. Chị cười: “Nhìn hình chị biết, coi những tấm bảng địa danh trong hình là biết em chụp lính ở Trường Sa và gửi cho gia đình các anh lính ở quê chứ gì? Chị không ra được Trường Sa, cho chị góp chút tình!”. Chị còn trách sao không chụp nhiều hơn...
Tôi bật khóc như một đứa trẻ con ngay trong cửa tiệm. Ôi Trường Sa! Ôi Hoàng Sa! Mỗi tấc đất của Người trong mỗi dòng máu Việt luôn là niềm thao thức khôn nguôi!
NĂM QUẢNG TRỊ
Híc! EM đồng cảm với anh Năm Quảng Trị lắm chị ơi! Có phải, dân tộc mình, đang im lặng ... màu trắng!
Trả lờiXóaHíc! EM đồng cảm với anh Năm Quảng Trị lắm chị ơi! Có phải, dân tộc mình, đang im lặng ... màu trắng!
Trả lờiXóa.
Trả lờiXóaIm lặng, nhưng là nỗi im lặng màu đỏ chứ không trắng đâu!
Trả lờiXóamỗi người dân đều hướng về hai hải đảo thân yêu, từng ngày chẳng biết sẽ bị cướp đi lúc nào nữa...
Trả lờiXóa@Lawcao: Ko thể im lặng em ạ. Chị nghe máu đang chảy trong huyết quản mình, nghe như vang vang tiếng hịch " Nam quốc sơn hà nam đế cư"
Trả lờiXóa@ Cubeo: sao ko thấy nói gì, hay hắn đang khóc? Hic hic.
@ ChaMuSu: Có nên im lặng ko anh?
@moido: Sẽ ko dễ cướp mất đâu em ạ. Mình có hơn 80 triệu con dân nước Việt mà.
Quá nhiều chuyện buồn và nhục, em đã chẳng treo blast 360 đó sao?
Trả lờiXóaEm thưa với chị là em có ghé qua.....
Trả lờiXóaMẹ Bầu Bí hãy tự trả lời thôi. Khi chẳng hy vọng gì vào một bến Bình Than, hãy nhìn vào quả cam trong bàn tay mỗi người, xem đến khi nào thì cùng nát.
Trả lờiXóaXem những hình ảnh video đươc đưa lên mạng, tụi tàu nó bắn những người lính giữ đảo , cắm cờ Việt trên một bãi ngầm ngoài Trường Sa mà lòng đầy uất hận tụi giặc cướp ấy.
Trả lờiXóaGiữa mênh mông biển cả , nước ngập ngang bụng, tay không vũ khí mà những người lính biển ấy, vẫn xiết chặt hàng ngũ giữ cờ , giữ đất thì thật bi hùng...
Một việc làm nhỏ ,là in những tấm ảnh khổ lớn hơn yêu cầu, để gưỉ về gia đình cho những người lính đảo. nhưng lại có giá trị biểu tượng của tấm lòng người dân Việt dành cho những con người dũng cảm ấy.
Cái còn lại là nhà nước có đủ dũng cảm khơi dậy lòng yêu nước , quyết tâm giữ đất giữ biển cho muôn đời hay không?
@Nguoigia: Em biết, anh biết và mọi người đều biết mà.
Trả lờiXóa@Caonguyenbui: Chị thấy em ghé qua và vòng tay : Thưa chị em có ghé qua.:)
@ Cha Mu Su: Em vẫn mong có một Diên Hồng anh ạ, để hỏi " Thế nước yếu nên hòa hay nên chiến".
@Thaominhhue: Điều em hỏi cũng luôn làm chị day dứt em ạ.Chị vẫn luôn nhớ câu nói của Bác Hồ " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Mỗi khi tổ quốc bị lâm nguy, tinh thần ấy kết thành một làn sóng mạnh mẽ. . .". Song những người kế tục sự nghiệp của Bác có nhớ câu nói ấy và làm theo ko, lại là chuyện đang làm mình trăn trở.
Cảm động quá, ông BT! Thứ sáu vui nha em :-))
Trả lờiXóaMỗi tấc đất của Tổ quốc là máu xương bao đời. Lòng yêu nước có trong huyết quản mỗi người... Ảnh đảo trông thật gợi cảm, như môi đôi môi chăng, hay cái gì hơn thế....
Trả lờiXóaTa vẫn nói những người lính ấy ngày đêm canh giữ biển trời? Nhưng hởi ôi, tài sản tổ quốc ta lại nằm trong lòng đất thềm lục địa mà ta động vào là có kẻ la làng lên bảo của họ. Nếu ai vì thế mà khóc thì nước mắt phải là hình viên đạn phải không bà chủ nhà ???
Trả lờiXóa@ Bác Bu; Đúng vậy anh ạ. Thềm lục địa của mình, nhưng hễ mình làm gì thì lão hàng xóm đáng ghét lại la lối ầm ĩ. Vừa ăn cướp vừa la làng, thật ko thể chịu nổi nữa.
Trả lờiXóa@TORO: thế TORO nghĩ là cái gì mà gợi cảm??? Hì hì
Trả lờiXóa@ Hồng Đăng: Dạ. Cám ơn anh.
Trả lờiXóaGiặc nguy hiểm nhất vẫn là giặc phương Bắc! Từ ngàn đời nay!
Trả lờiXóaÔi, cảm động!!!
Trả lờiXóaCăn cứ Trung Cộng trên quần đảo Trường Sa
Trả lờiXóaHạt Cát Trường Sa (*)
Tôi chưa một lần ghé đảo Trường Sa
Chưa biết bãi Phúc Nguyên bao nhiêu chỗ lồi, chỗ lỏm
Bầy cá Chuồn bay qua có mang tin bão tới
Cát Quế Đường có trắng tựa cát Nha Trang
Tôi chưa ghé thăm Đá Lát, Huyền Trân
Tìm tấm đá bia khắc tên Tứ Chính
Ăn dưa hấu An Tiêm đỏ tươi mùa Tết đến
Tôi học thuộc lòng câu "nhớ kẻ trồng cây".
Tôi chưa một lần ghé bãi Vũng Mây
Tìm lại nắm xương của bao người ngã xuống
Như những chiếc cọc tre bao quanh bờ ruộng
Cho Trường Sa mãi mãi được vun bồi.
Chưa thăm bãi Phúc Tần lòng vẫn nhớ khôn nguôi
Nỗi nhớ lớn lên theo từng ngày lưu lạc
Từ dạo Trường Sa rơi dần vào tay giặc
Nỗi nhớ dâng cao thành ngọn sóng căm thù.
Đất nước tôi nghèo, chinh chiến đã bao thu
Một ngàn năm trong xích xiềng nô lệ
Chân tôi bước nghe niềm đau vô kể
Của ông cha trong tủi nhục căm hờn.
Một trăm năm giặc Pháp cướp quê hương
Mỗi gốc cao su một thây người yêu nước
New Guinea, Reunion, những tử tù lê bước
Máu da vàng nhuộm đỏ đất Châu Phi
Hai mươi năm đầy đọa, chia ly
Trong nghèo đói, nhân danh, lọc lừa Cộng Sản
Tuổi trẻ chúng tôi rơi vào cơn bão loạn
Hố thẳm quanh đời, lạc mất tuổi hoa niên.
Tổ quốc ơi, con còn quá ươn hèn
Không giữ được cho Người ngọn rau tấc đất
Đêm xứ lạ khuya bàng hoàng thức giấc
Nghe trong mắt mình như đọng cát Trường Sa.
Trần Trung Ðạo
(*) Phúc Nguyên, Phúc Tần, Tứ Chính, Huyền Trân, Vũng Mây, Quế Đường, Đá Lát là tên những bãi lớn quanh đảo Trường Sa trong lịch sử Việt Nam.